【keo nha cai ma cao】Quản lý chợ, siêu thị: Chưa thành hình đã lo “giấy phép con”
时间:2025-01-25 10:06:49 出处:Thể thao阅读(143)
Gượng ép,ảnlýchợsiêuthịChưathànhhìnhđãlogiấyphékeo nha cai ma cao thiếu hiệu quả
Đánh giá về nội dung Dự thảo, theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), ngoài vấn đề phát triển và quản lý chợ, mục tiêu được nêu trong Dự thảo bao trùm toàn bộ các vấn đề về phát triển và quản lý ngành phân phối, bao gồm: Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giá hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập có liên quan; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển và quản lý ngành phân phối.
“Theo ý hiểu của chúng tôi, quy định như vậy là quá rộng và chưa thuyết phục. Hơn nữa, sự kết nối và mở rộng từ chợ ra toàn bộ ngành phân phối là khá gượng ép”, bà Đinh Mỹ Loan, Chủ tịch AVR nói.
AVR nêu rõ: Theo Tờ trình, văn bản điều chỉnh các hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại không còn phù hợp về giá trị pháp lý cũng như thực tiễn phát triển, vì thế cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích các DN trong nước đầu tư vào siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, trong Tờ trình chưa có các dẫn chiếu và phân tích các bất cập đó cũng như chưa chỉ ra định hướng phát triển của các định dạng bán lẻ này.
Đồng quan điểm với AVR, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích: Theo nội dung Tờ trình, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trên cơ sở đó đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nói cách khác, mục tiêu và phạm vi xây dựng Dự thảo này chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh hai Nghị định 02, Nghị định 114, nghĩa là “phát triển và quản lý chợ”.
VCCI lập luận, chợ chỉ là một bộ phận của hệ thống phân phối hiện đại (với nhiều thành tố khác như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ chuyên ngành, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp sản xuất). Do đó, những vấn đề liên quan tới phát triển và quản lý chợ không đại diện cho toàn bộ vấn đề của hệ thống phân phối. Từ đây, việc mở rộng phạm vi của Dự thảo từ chợ ra toàn bộ ngành phân phối có thể cũng sẽ gượng ép, thiếu hiệu quả.
Bà Loan đề nghị Bộ Công Thương xem xét, cân nhắc lại phạm vi điều chỉnh của Dự thảo theo hướng thu gọn lại về phạm vi “quản lý và phát triển chợ” và chuyển các quy định liên quan đến các hình thức phân phối khác không phải là chợ vào văn bản pháp luật khác.
Lo ngại “giấy phép con”
Ngoài tính bất hợp lý, gượng ép trong phạm vi điều chỉnh của Dự thảo, Dự thảo của Bộ Công Thương còn dấy lên nhiều lo ngại về việc can thiệp quá sâu vào quyền kinh doanh của DN, thậm chí sẽ làm nảy sinh thêm “giấy phép con”.
AVR dẫn chứng, Dự thảo quy định tiêu chuẩn siêu thị phải có diện tích kinh doanh từ 250m2 đến dưới 10.000m2. Đây là điều không thực tế, sẽ giới hạn quy mô hoạt động của DN bán lẻ. “Theo chúng tôi, không nên quy định “trần” diện tích cho siêu thị. Trường hợp các siêu thị hiện tại lớn hơn 10.000m2 mà không đủ điều kiện được xếp vào trung tâm thương mại thì sẽ được phân loại vào loại hình nào?”, bà Loan đặt câu hỏi.
Về thời gian mở cửa, theo Dự thảo: “Siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tối thiểu từ 10:00 đến 22:00”. AVR đánh giá, quy định trên không phù hợp thực tế, can thiệp sâu vào quyền tự do kinh doanh của DN cũng như ngược chiều với thông lệ quốc tế khi các định dạng bán lẻ lớn thường bị hạn chế về thời gian mở cửa (ví dụ không mở cửa quá sớm, không được đóng quá muộn, phải nghỉ một/một vài ngày lễ trong năm…) để hỗ trợ cho các cửa hàng bán lẻ nhỏ, chợ truyền thống có điều kiện phát triển.
Đáng chú ý, theo bà Loan, về quản lý kinh doanh tại chợ, Dự thảo quy định: “Đơn vị kinh doanh khai thác phải lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt”. “Tiêu chí và thủ tục để có được loại giấy phép trên là gì, nên cân nhắc kỹ quy định trên liệu có khả năng sẽ nảy sinh một loại “giấy phép con” nữa hay không?”, bà Loan tiếp tục bày tỏ nghi vấn.
Xung quanh vấn đề này, VCCI nêu rõ: Chính phủ và Bộ Công Thương đang nỗ lực để cắt giảm các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực mà Bộ quản lý. Tuy nhiên, một số nội dung trong Dự thảo về bản chất lại đang thiết kế thêm các điều kiện kinh doanh mới và do đó cần được cân nhắc lại. Cụ thể, về tiêu chí xác định siêu thị, trung tâm thương mại: Dự thảo quy định về tiêu chuẩn siêu thị, trung tâm thương mại trong đó có một số giới hạn tối thiểu về diện tích, các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, an ninh, an toàn…
“Quy định trên cần xem xét lại ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, việc đưa ra tiêu chí để phân biệt tiêu chí, trung tâm thương mại để làm gì? Những cơ sở kinh doanh không đáp ứng tiêu chí này nhưng vẫn gọi là siêu thị, trung tâm thương mại thì những lợi ích công cộng nào bị ảnh hưởng? Hơn nữa, các hoạt động kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác nhau, tương ứng với các loại hàng hóa đó có những văn bản chuyên ngành điều chỉnh tương ứng và các văn bản này đã đủ để kiểm soát rủi ro đối với hoạt động này. Các vấn đề về vệ sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cũng sẽ có hệ thống pháp luật tương ứng điều chỉnh”, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) phân tích.
Ngoài ra, liên quan tới quy định “siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10:00 đến 22:00”, VCCI cũng đánh giá là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của DN. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần/không nên can thiệp.
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối dựa trên chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 12070/VPCP ngày 11/11/2017 của Văn phòng Chính phủ. Tại công văn này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trên cơ sở đó đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định theo đúng trình tự và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |
猜你喜欢
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Sẽ quy định chi tiết về việc sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam
- Khổ vì những ống khói trên đường
- Lãi suất liên ngân hàng lại tăng mạnh, vượt xa mặt bằng hồi đầu tháng 9
- Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- Giá nông sản hôm nay ngày 4/5: Giá dừa biến động như giá vàng, giá sầu riêng đứng ở mức thấp
- Giá vàng hôm nay 10/9: Giá vàng thế giới tăng trên mốc 1.710 USD/ounce
- Sẽ xây dựng cơ chế chuyển tiền một chiều ra nước ngoài
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025