【brest – toulouse】Kiểm soát thủ tục hành chính tại huyện Thới Bình: Phát hiện hàng loạt sai phạm
Vừa qua, Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC) tỉnh Cà Mau do ông Phạm Quốc Sử, Phó trưởng Phòng KSTTHC, Sở Tư pháp, làm Phó trưởng đoàn đến kiểm tra công tác KSTTHC trên địa bàn huyện Thới Bình. Qua kiểm tra đã phát hiện một số địa phương, lĩnh vực trong quá trình thực thi công vụ đã xảy ra nhiều sai sót không nên có. Trong đó có nhiều sai sót thể hiện sự thiếu quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành.
Vừa qua, Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC) tỉnh Cà Mau do ông Phạm Quốc Sử, Phó trưởng Phòng KSTTHC, Sở Tư pháp, làm Phó trưởng đoàn đến kiểm tra công tác KSTTHC trên địa bàn huyện Thới Bình. Qua kiểm tra đã phát hiện một số địa phương, lĩnh vực trong quá trình thực thi công vụ đã xảy ra nhiều sai sót không nên có. Trong đó có nhiều sai sót thể hiện sự thiếu quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành.
Ông Phạm Quốc Sử cho biết: “Sau khi tham khảo báo cáo về công tác KSTTHC của huyện Thới Bình, lúc đầu chúng tôi rất vui mừng vì hầu hết các thủ tục sau khi phát sinh đều được giải quyết một cách triệt để, 100% hồ sơ đều được giải quyết đúng hẹn, nhưng thực tế không phải vậy. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều hồ sơ trễ hẹn, thậm chí có hồ sơ địa phương “ngâm” hàng mấy tháng trời không giải quyết. Khi tiếp nhận thì lại không có phiếu hẹn, không có thời gian trả kết quả, có trường hợp đổi phiếu hẹn để lập thành tích”.
Đoàn kiểm tra lĩnh vực địa chính tại xã Biển Bạch. |
Bên cạnh đó, có một sai phạm đã được chỉ ra trong thời gian trước, đồng thời UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhưng đến nay sai phạm ấy tiếp tục xuất hiện tại huyện Thới Bình như: lạm dụng thành phần hồ sơ có công chứng, chứng thực; buộc phải có chữ ký trưởng ấp trong khi theo quy định không cần xác nhận của trưởng ấp…
Lĩnh vực y tế là lĩnh vực ít phát sinh thủ tục nhất trong niên độ kiểm tra, nhưng đây lại là lĩnh vực mà hầu hết các xã khi được kiểm tra đều mắc phải những sai phạm như nhau. Trọng tâm là chậm triển khai theo chỉ đạo của cấp trên. Cụ thể là Thông tư 47 ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở ăn uống. Thông tư nêu rõ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phải bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; trước khi tổ chức hoạt động và định kỳ 3 năm, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý tương ứng.
Về phân cấp quản lý, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
Ông Phạm Quốc Sử cho biết: “Qua thống kê, trên địa bàn huyện Thới Bình có khoảng 360 cơ sở ăn uống thuộc đối tượng phải ký cam kết. Tại 2 xã Biển Bạch và Tân Bằng, hầu như không một nơi nào thực hiện đúng theo hướng dẫn về việc ký cam kết đối với các cơ sở ăn uống trên địa bàn. Ðiều này dẫn đến việc địa phương mất khả năng quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các đối tượng này”.
Biện minh cho việc chậm triển khai theo sự chỉ đạo của cấp trên, Bác sĩ Trần Thanh Hồng, Trưởng Trạm Y tế xã Tân Bằng, cho rằng, địa phương chưa triển khai vì chưa có bất kỳ sự chỉ đạo nào.
Tuy nhiên, đại diện Sở Y tế cho biết, sau khi thông tư ban hành, vào tháng 4/2015, tỉnh Cà Mau, mà chủ công là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế đã tổ chức tập huấn để triển khai các nội dung có liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có Thông tư 47 của Bộ Y tế cho cán bộ y tế của 101 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ Hứa Thành Xây, Trưởng Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, khẳng định: “Ngành y tế huyện đã triển khai thực hiện thông tư này từ hơn mấy tháng nay. Không hiểu vì lý do gì mà 2 xã Tân Bằng và Biển Bạch lại không thực hiện?”.
Ông Phạm Quốc Sử cho rằng: “Dù chậm hay chưa triển khai thì qua vấn đề này cho thấy huyện Thới Bình, mà đặc biệt là lãnh đạo địa phương, đã thiếu sót trong việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Ðây là vấn đề phải được đánh giá đúng đắn, chấn chỉnh ngay lập tức, thậm chí phải được kiểm điểm, tránh để xảy ra trường hợp tương tự về sau”.
Ông Phạm Quốc Sử cho biết thêm, trước hàng loạt những sai phạm được phát hiện qua đợt kiểm tra, có những sai phạm cần phải được đánh giá một cách nghiêm túc, không khéo sẽ là tiền đề cho những hệ luỵ sau này. Ông Sử dẫn chứng như việc thu phí, lệ phí còn quá nhiều trường hợp thu không đúng quy định. Thậm chí có nơi tự ý miễn, giảm phí, lệ phí. Việc ký khống trong thực hiện thủ tục vay vốn còn xuất hiện tại một số địa phương. Công tác phối hợp để thực hiện thủ tục liên thông còn nhiều hạn chế, thực hiện quá rườm rà. Chưa phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong quá trình liên thông...
Bài và ảnh: Hồng Phượng
相关推荐
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Quản lý vốn nhà nước: Tăng trách nhiệm cá nhân nhằm tránh tham nhũng, tiêu cực
- Tổ chức Y tế thế giới: Covid
- Thuốc tân dược không rõ nguồn gốc: Hiểm họa khôn lường
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Jujitsu Hậu Giang giành 3 huy chương vàng giải quốc gia
- Tây Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng
- Debunking China's baseless and illogical 'Four Shas' claim