发布时间:2025-01-10 19:07:54 来源:88Point 作者:Cúp C2
Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản Lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm Giữ vững chữ "tín" để ổn định xuất khẩu nông sản sang EU |
Việc đạt 100 điểm SRP giúp Lộc Trời tạo ấn tượng mạnh với các nhà mua hàng quốc tế. Ảnh: L.T |
Thách thức từ những xu hướng mới
Từ góc nhìn của nhà nhập khẩu, ông Vincent Gothknecht, Trưởng đại diện Công ty I.Schroeder (Đức) đánh giá cao lợi thế của nông sản Việt Nam tại thị trường EU nhờ Hiệp định EVFTA. Hiện có khoảng 50 nhà cung ứng tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản như vải, thơm, chanh dây… và hàng thủy sản cho Công ty I.Schroeder. Theo đó, mặc dù chất lượng sản phẩm không còn là vấn đề lớn với nông sản Việt Nam, song các DN Việt Nam vẫn gặp phải điểm nghẽn chủ yếu về môi trường, giảm phát thải, trung hòa carbon…
Ông Vicent chỉ ra rằng, các sản phẩm thủy sản tại ĐBSCL như cá tra, tôm... xuất khẩu của Việt Nam đã đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các quốc gia nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn ASC - xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn với các mặt hàng thủy sản đánh bắt. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia khác như Philippines… các sản phẩm thủy sản đánh bắt đã có chứng nhận MSC về khai thác bền vững nguồn thủy sản. Do vậy, nhiều DN thủy sản đã mất cơ hội xuất khẩu vào thị trường này.
Ông Valentin Trần, Tổng giám đốc Andros Asia - một DN chuyên chế biến và xuất khẩu sản phẩm chế biến từ trái cây đặt vấn đề về việc Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trái cây mạnh. “Khi nói tới kiwi, thế giới nghĩ ngay đến New Zealand, tương tự như táo Pháp hay nho Peru. Trong khi không ai biết tới trái xoài hay sầu riêng của Việt Nam dù có hương vị vượt trội so với các thị trường khác” – ông Valentin Trần đặt vấn đề.
Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vẫn thường xuyên gặp phải khó khăn ở các thị trường nhập khẩu, tập trung ở 2 vấn đề là an toàn vệ sinh thực phẩm và xu hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Cụ thể, giữa tháng 5 vừa qua, EU đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Vào cuối tháng 6, EU tiếp tục ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.
Có thể thấy, các quy định về bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ và các thị trường Đông Bắc Á ngày càng chặt chẽ hơn. Chính phủ Hoa Kỳ và Canada cũng đang cân nhắc các cơ chế tương tự CBAM và EUDR của EU. EU cũng nêu rõ các nhóm mặt hàng nằm trong CBAM và EUDR sẽ được mở rộng trong tương lai.
Để giữ vững và tiếp tục phát triển thị trường, việc chuyển đổi xanh hóa, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển tất yếu và xu hướng này đang dần hình thành luật chơi mới về thương mại và đầu tư trên toàn cầu. Vì ngoài chất lượng và giá cả, khách hàng sẽ lựa chọn những DN đáp ứng được cao nhất các yêu cầu đặt ra, trong đó có yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Giữ vững đà tăng
Dù đối diện nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nhiều điểm sáng để có thể đặt niềm tin vào tăng trưởng của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nông sản, thực phẩm đã có sự bứt phá trong những năm gần đây bất chấp những khó khăn chung cũng như biến động khó lường của thị trường thế giới và sự xáo trộn của chuỗi cung ứng. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam được dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD. Việt Nam hiện là nhà cung ứng trong Top 3 thế giới về cà phê, gạo, lớn thứ nhất về hạt điều, hạt tiêu…
Đặc biệt, trong năm 2022, nhiều loại nông sản của Việt Nam như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, chanh leo, sầu riêng… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây.
Bên cạnh đó, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc SPS Việt Nam, đánh giá với việc Việt Nam gia nhập WTO, nước ta đã hoàn thiện mọi khuôn khổ pháp lý, quy định liên quan đến quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, là những lĩnh vực quan trọng đối với thương mại nông sản và thực phẩm quốc tế.
Việc hoàn thiện các khuôn khổ này đã nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định để hướng dẫn và khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến nông sản và thiết lập chuỗi cung ứng từ sản xuất đến xuất khẩu. Nhờ đó, các chuỗi cung ứng sẽ tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam.
Trong thời gian tới, để giữ vững đà tăng trưởng cho xuất khẩu nông sản, ông Hòa cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp lý để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập toàn cầu. Theo đó, nguồn lực sẽ được phân bổ ưu tiên cho công tác quản lý giám sát an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch đến bảo quản, chế biến. Cùng với đó, sẽ tập trung kết nối tiêu dùng trong nước và quốc tế. Các quy định, thông tin phân tích thị trường và sở thích của người tiêu dùng sẽ được cập nhật để phát triển các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn.
Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thành lập các vùng nguyên liệu để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng logistics trong chuỗi cung ứng nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có những giải pháp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng nông sản.
Trên thực tế, nhiều DN Việt Nam như Lộc Trời, Pan Group, TTC AgriS… đã có sự đầu tư bài bản về vùng nguyên liệu và công nghệ sản xuất, chế biến đáp ứng các yêu cầu không chỉ về chất lượng mà cả các tiêu chuẩn về xanh, bền vững của các thị trường khó tính. Trong đó, Lộc Trời là DN đầu tiên trên thế giới đạt 100 điểm trong chương trình canh tác lúa gạo bền vững (SRP). Lộc Trời đã xuất khẩu thành công sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng lên kệ 2 siêu thị lớn tại Pháp. Các sản phẩm đường chế biến sâu của TTC AgriS cũng đã xuất khẩu đi gần 30 thị trường, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, châu Âu… Còn tại PAN Group, các công ty thành viên ngày càng gia tăng dấu ấn tại các thị trường lớn đối với hàng loạt sản phẩm nông sản được chễ biến sâu như hạt điều, cà phê, hoa, thủy sản…
相关文章
随便看看