【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá tây ban nha】Chuyện sinh viên vừa học, vừa làm
Kiếm thu nhập bằng chính nghề mình học
2 giờ chiều,ệnsinhviênvừahọcvừalàbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá tây ban nha Băng Tuyền bắt đầu lên chuyến xe Huế - Đà Nẵng để kịp giờ diễn. Đến Đà thành khi trời vừa chập choạng tối, cô nhanh chóng đến nhà hàng - nơi diễn ra sự kiện kỷ niệm ngày thành lập của một công ty để kịp ráp nhạc với người chơi guitar chưa từng quen biết. Gặp đủ chuyện khó khăn ở môi trường mới nhưng sự chuyên nghiệp của Tuyền khiến không ai nghĩ cô là sinh viên Học viện Âm nhạc Huế. Tuyền chia sẻ: “Dù mới 24 tuổi nhưng em đã có 3 năm đi biểu diễn violon ở các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Có khi đi theo nhóm, cũng có lúc nhận show diễn một mình, tất cả đều tự xoay sở. Những ngày tháng làm thêm giúp em có chi phí trang trải cuộc sống và trưởng thành hơn”.
So với nhiều ngành học khác, sinh viên năng khiếu có thuận lợi là dễ làm thêm trên chính nghề mình học với thu nhập khá. Tại Thừa Thiên Huế hiện có nhiều ngành học năng khiếu, tạm chia ra thành ba lĩnh vực là âm nhạc, hội họa - kiến trúc và thể dục thể thao. Ngoại trừ ngành thể thao khó kiếm được việc làm thêm đúng ngành học, hai ngành còn lại đều “nuôi dưỡng” khá tốt sinh viên chọn con đường "lấy ngắn nuôi dài". Khảo sát tại Học viện Âm nhạc Huế, khá đông sinh viên từ năm 3 trở lên tham gia biểu diễn nhạc cụ hoặc hát ở các sự kiện, phòng trà nhằm kiếm thêm thu nhập, trong khi đó sinh viên ở Trường ĐH Nghệ thuật lại tìm những công việc liên quan, như vẽ tranh tường, tham gia thiết kế một số dự án hay nhiếp ảnh. Hoàng Đạt, sinh viên ngành Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện (Trường ĐH Nghệ thuật) chia sẻ: “Làm đúng công việc đam mê sẽ thoải mái và có hứng thú hơn. Nhận các công trình, dự án hoặc đi chụp ảnh cũng như cách mình làm chủ, không bị ai la rầy, công việc cũng không quá nặng nhọc”.
Thu nhập chính là một trong những thành công lớn nhất của họ. Trong khi một số sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật có thể kiếm được 2 - 3 triệu đồng/tháng từ việc làm thêm đúng nghề thì cát-xê một đêm hát hoặc biểu diễn nhạc cụ của sinh viên Học viện Âm nhạc Huế có thể được trả 200.000 – 300.000 đồng, nhiều sinh viên có thể bỏ túi 5-6 triệu đồng/tháng. Riêng những sinh viên nhận show biểu diễn, mức cát - xê dao động từ 1 - 3 triệu đồng/sự kiện. So với nhiều công việc, như gia sư, phục vụ cà phê, quán ăn..., mức thu nhập này “nhỉnh” hơn nhiều. “Gần 2 năm nay, em chơi piano ở phòng trà Hoàn Kiếm, lương mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng. Ngoài biểu diễn ở phòng trà, em còn nhận các show bên ngoài, tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng là chuyện bình thường”, Nguyễn Văn Hiệu, sinh viên Học viện Âm nhạc Huế khẳng định.
Theo nhiều người, nếu ra trường chưa có việc làm ổn định thì việc tiếp tục theo đuổi công việc đã làm lúc còn là sinh viên cũng được xem một nghề. Với mức sống ở Huế không quá cao, thu nhập 3 - 5 triệu đồng/tháng là có thể sống được. Đồng thời, kinh nghiệm trong quá trình đi làm các năm trước giúp nhiều sinh viên được “tăng lương” nếu họ đáp ứng được đòi hỏi cao ở nơi làm việc.
“Chín nghề” khi còn là sinh viên
Đổi lấy thu nhập cao, sinh viên năng khiếu phải đối mặt nhiều khó khăn, cám dỗ. Bùi Hoàng Nhật Linh, sinh viên năm 4, Khoa Thanh nhạc (Học viện Âm nhạc Huế) tâm sự, đặc trưng của nghề sống bằng tiếng hát là phụ thuộc vào khán giả nhưng người nghe cũng có đủ loại. Có những người sau khi nghe hát lại tìm ca sĩ để tán tỉnh, xin số điện thoại. “Nhiều lúc biểu diễn về muộn một mình cũng rất lo. Nhất là lúc cảm giác có người chạy theo sau lưng mình”, Linh nói.
Thông thường với những sinh viên Học viện Âm nhạc Huế, các show diễn ngoại tỉnh đều do phía đối tác liên lạc qua điện thoại, không quen biết trước. Ngay cả những nhạc công phối hợp biểu diễn cũng là mới gặp lần đầu. Chuyện thuê nơi ăn, nghỉ ở đất khách đều là những thử thách nghề đòi hỏi sinh viên phải tập làm quen. Hay như sinh viên nghệ thuật, việc nhận các công trình vẽ tranh tường, tính toán chi phí vật liệu, công để đảm bảo không thua lỗ nhưng cũng không lấy giá cao là một “bài kiểm tra” khả năng nghề. Nhiều người thừa nhận, những va vấp thường xuyên gặp phải giúp họ trưởng thành, đó chính là bằng chứng để khi ra trường “dễ ăn nói” với nhà tuyển dụng nếu bị đòi hỏi kinh nghiệm.
Nhiều sinh viên năng khiếu cho rằng, đầu ra việc làm không phụ thuộc nhiều vào ngành học. Điều quan trọng là sự chịu khó trải nghiệm và chủ động tìm cơ hội. Nếu sinh viên năng khiếu có ý chí phấn đấu thì chuyện tìm được một công việc tốt sau khi ra trường cũng chưa phải là quá đáng lo.
Ông Nguyễn Ngọc Ban, Trưởng khoa Giao hưởng, Học viện Âm nhạc Huế cho biết: “Nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo nhưng rất khó để tìm đầu ra việc làm cho sinh viên. Những năm gần đây, sinh viên chủ động tìm kiếm cho các show diễn, vừa để trau dồi nghề nghiệp thông qua thực tế nhưng cũng là cơ hội để các em tự giải bài toán đầu ra việc làm”.
Minh Tâm