您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【soi keo real】Dịch tả heo châu Phi: Có rất nhiều nguyên nhân lây bệnh

Cúp C17人已围观

简介Dịch tả heo châu Phi lây lan với mức độ nhanh đã gây thiệt hại đáng ...

Dịch tả heo châu Phi lây lan với mức độ nhanh đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng. Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo các cấp,ịchtảheochuPhiCrấtnhiềunguynnhnlybệsoi keo real ngành vào cuộc khống chế nhưng dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại.

Dịch tả heo châu Phi xuất hiện đến nay đã gây thiệt hại lớn cho nền chăn nuôi tỉnh nhà.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến ngày 23-6 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 197 ổ dịch, ở 95 ấp, khu vực thuộc 39 xã, phường, thị trấn trên 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tổng số heo chết và tiêu hủy do dịch bệnh trên 6.000 con, với trọng lượng trên 400.000kg và 1.450kg sản phẩm của heo. Trong đó 3 đơn vị xảy ra dịch bệnh nhiều nhất là Châu Thành 97 ổ, thị xã Ngã Bảy 33 ổ và huyện Châu Thành A 31 ổ. Ước thiệt hại trên 15 tỉ đồng. Dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại và đang lây lan nhanh. Ngành nông nghiệp yêu cầu hộ nuôi phải chủ động tối đa, nâng cao ý thức phòng bệnh là chính. Bởi tâm lý chủ quan, lơ là sẽ khiến dịch bệnh bộc phát và lây lan nhanh.

Nhìn lại ở một số hộ nuôi có heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi vừa qua cho thấy họ chưa quan tâm nhiều đến khâu phòng bệnh nói chung, dịch tả heo châu Phi nói riêng. Mới đây, ngành chức năng đã tiêu hủy đàn heo 6 con của hộ ông Nguyễn Văn Hiệp, ở khu vực 5, phường IV, thành phố Vị Thanh, nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi. Được biết, chủ yếu ông Hiệp tận dụng thức ăn thừa ở chợ phường IV để cho heo ăn. Đây là một trong những nguồn lây lan dịch tả heo châu Phi mà ngành nông nghiệp đã sớm cảnh báo đến người chăn nuôi.

Ông Hiệp bộc bạch: “Tôi nuôi heo mọi lai hơn 2 năm rồi. Có nghe người ta nói về dịch tả heo châu Phi, tôi cũng quan sát xem đàn heo nhà mình có biểu hiện gì bất thường không. Mấy ngày trước, 1 con heo trong chuồng bị sốt, tôi mua thuốc trộn vào thức ăn cho ăn nhưng không hết. Lúc phát bệnh vài ngày, heo bỏ ăn. Đến bây giờ buộc phải tiêu hủy cả đàn, tôi cũng không biết vi-rút lây lan bằng đường nào nữa. Chỉ nghe nói là dịch tả heo châu Phi gì đó thôi”.

Yếu tố con người cũng là một trong những nguyên nhân vô tình làm lây lan mầm bệnh. Dù một số hộ có ý thức tốt trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng nhưng đàn heo vẫn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi. Lúc xác định đàn heo bị nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi, bà Lê Thị Cẩm Thúy, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho biết bản thân là người chăm sóc trực tiếp đàn heo. Bà Thúy chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi, không tận dụng thức ăn thừa cho heo ăn. Từ khi biết tin Hậu Giang có dịch tả heo châu Phi, bà Thúy đề cao tâm lý phòng bệnh, không cho thương lái đến chuồng. Bà Thúy nghi ngờ: “Trước khi heo phát bệnh, có một người quen đi từ thành phố Vị Thanh đến nhà rồi đi thẳng ra chuồng luôn. Lúc đó, tôi đang cho heo ăn nên ngăn cản không kịp. Rồi ngày mùng 5 âm lịch vừa qua, tôi có mua thịt heo về làm thức ăn trong nhà. Tôi nghi vi-rút lây lan từ hai nguồn này”.

Ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với sự lây lan ngày càng nhanh của dịch tả heo châu Phi. Kể từ khi ổ dịch đầu tiên ở Hậu Giang được phát hiện đến nay, trong thời gian ngắn đã gây thiệt hại hơn 15 tỉ đồng. Con số này chỉ là tiền hỗ trợ heo bị tiêu hủy tạm tính, chưa bao gồm các chi phí khác. Ngành nông nghiệp đã xây dựng kịch bản dự đoán có thể phải tiêu hủy đến 30% tổng đàn heo toàn tỉnh. Nếu kịch bản này xảy ra thì ước tính tiền hỗ trợ tiêu hủy lên đến trên 123 tỉ đồng.

Với tốc độ lây lan dịch bệnh như hiện nay, không còn cách nào khác là người dân hết sức đề cao cảnh giác trong chăn nuôi. Để làm được điều này, mỗi hộ chăn nuôi cần phải tuân thủ nghiêm khâu chăm sóc nuôi dưỡng và biết rõ về các con đường lây lan dịch tả heo châu Phi mới có biện pháp phòng bệnh thích hợp.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, nhận định: Đây là bệnh mới ở Việt Nam, người dân còn mang tâm lý chủ quan, chưa tin vào những khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông. Khi dịch bệnh xảy ra thì đa số bà con mang tâm lý rất bất ngờ. Vi-rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi có độc lực rất cao, khả năng gây chết heo tơ, heo thịt với tỷ lệ gần như 100%. Mặc dù các ngành đã chú ý phòng ngừa từ xa nhưng không may cho Hậu Giang là tới lúc này thì chỉ có 13 trang trại nuôi theo an toàn sinh học đạt chuẩn với hơn 13.000 con, chiếm khoảng 13% tổng đàn heo toàn tỉnh. Khi dịch bệnh xảy ra, đàn heo của những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng hở, hay những hộ cho ăn cơm thừa cá cặn phát hiện bệnh trước và bùng phát nhanh.

Mặt khác, những huyện giáp ranh thành phố Cần Thơ xảy ra dịch bệnh đầu tiên, gần như là tận dụng thức ăn từ Cần Thơ đem về. Một yếu tố nữa là dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở tỉnh Đồng Nai trước, không lâu sau thì đến Hậu Giang. Khi đó, giá heo hơi ở Đồng Nai xuống thấp, thương lái từ các tỉnh ĐBSCL đến Đồng Nai để mua heo về nên có khả năng đây là nguồn bệnh đi vào ĐBSCL rất nhanh và bộc phát trên diện rộng.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, dịch tả heo châu Phi lây lan chủ yếu qua các con đường như: Từ thực phẩm thịt heo mua ở chợ về; phương tiện vận chuyển; trang thiết bị, dụng cụ; yếu tố con người mang mầm bệnh từ vùng có dịch về vùng không có dịch; vật chủ truyền bệnh như ruồi, chuột, muỗi làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh. Vì vậy, cần trang bị bảo hộ lao động, tiêu độc trước khi vào trang trại để tránh mang mầm bệnh lây lan sang heo lành…

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

Tags:

相关文章