【kết quả trận uae】Hội nhập AEC: Các trường đào tạo không thích ứng sẽ bị đào thải
Thách thức hội nhập
Ông Phạm Quang Trung,ộinhậpAECCáctrườngđàotạokhôngthíchứngsẽbịđàothảkết quả trận uae Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ có nhiều thuận lợi và thách thức. Nhiều hạn chế và điểm mạnh trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ được mọi người nhìn nhận lại. Do đó, sức ép đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học rất lớn. “Đội ngũ nguồn nhân lực trong đào tạo của Việt Nam còn khoảng cách khá lớn so với các nước ASEAN như: Tỷ lệ giảng viên Việt Nam biết nói tiếng Anh còn ít. Hiện khung chương trình, tư duy, tâm lý giáo dục trong các trường đại học cũng còn khá hạn chế nên khi bước vào ngưỡng cửa hội nhập đây cũng là một thách thức”, ông Trung nhấn mạnh.
Theo ông Trung, nền kinh tế Việt Nam kém phát triển hơn một số nước ASEAN nên việc đầu tư nguồn lực và tài chính cho các trường còn hạn chế so với các nước như: Thái Lan, Singapore, Malaixia... Đây cũng là rào cản để giáo dục Việt Nam theo kịp nền giáo dục các nước trong ASEAN.
Tuy nhiên, ông Trung cũng cho rằng, việc hội nhập của các nước trong cộng đồng kinh tế AEC sẽ diễn ra từ từ, quá trình chuyển biến các trường sẽ tự phải thích ứng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới. Đối với những trường nào không thích ứng được với môi trường đào tạo mới sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, sẽ tự đào thải.
Bà Phạm Thị Ly, Giám đốc Chương trình nghiên cứu, Viện Đào tạo quốc tế, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng nhận định: Khi Việt Nam hội nhập AEC, các trường của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các trường trong khu vực ASEAN. Khi lực lượng lao động của các nước dịch chuyển, lao động của Việt Nam sẽ phải đối diện với việc lao động của các nước ASEAN được đào tạo tốt hơn và họ sẽ kiếm việc làm trên nước Việt Nam. Như vậy, lao động Việt Nam sẽ khó khăn tìm kiếm việc làm ngay trên đất nước mình.
Theo bà Ly, việc cạnh tranh này sẽ không đề cao bảng xếp hạng của các trường mà quan trọng là khi học trong trường sinh viên học được những kiến thức gì, kỹ năng gì và khi ra trường sẽ có bao nhiêu người tìm được việc làm… Những áp lực đó sẽ buộc các trường dạy những kiến thức thực tế để ra trường người học có kiến thức.
Hết thời học vì bằng cấp
Theo thỏa thuận trong khuôn khổ AEC, 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, bao gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng kèm theo yêu cầu lao động phải qua đào tạo và nếu thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn.
Về vấn đề này, ông Trung nhận định: Trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn quá thấp và rất ít người lao động học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia… Những kỹ năng làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, đàm phán, kỹ năng mềm… của cử nhân của Việt Nam thua bạn bè quốc tế.
“Hiện các trường không chỉ chú trọng đến việc đào tạo kiến thức cơ bản cho sinh viên mà phải chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ…”, ông Trung khẳng định.
Ông Trung cho biết: Hiện sinh viên Việt Nam chỉ xác định đi học nhưng chưa biết ra trường sẽ làm việc gì. Như sinh viên học ngành Tài chính- Ngân hàng chưa chắc ra trường sẽ làm về ngân hàng. Sinh viên học thống kê chưa chắc làm việc thống kê… Việc này cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo của các trường. Hiện các trường Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đào tạo ứng dụng cho sinh viên, chủ yếu đào tạo theo hướng hàn lâm.
Theo đó, khi sinh viên Việt Nam ra trường phải mất một thời gian thích ứng công việc và phải học những kỹ năng rất nhỏ, như: Sử dụng máy fax, photo… trong văn phòng, nguyên nhân trong các trường không đào tạo những kỹ năng đó. “Những kỹ năng nhỏ lại ảnh hưởng rất nhiều đến công việc”, ông Trung khẳng định.
Theo ông Trung, để nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên các trường phải thay đổi chương trình đào tạo, tăng cường dạy kỹ năng thực hành và ngoại khóa.
Bà Phạm Thị Ly cũng cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người dân. Các gia đình và người học đã tích cực học ngoại ngữ hơn nhưng kết quả không được như mong đợi. Việc này được phản ánh qua Kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, đó là phổ điểm môn tiếng Anh không cao. Nguyên nhân, một phần vì người học chưa thực sự học, các em học chỉ vì tấm bằng và vì gia đình, nhà trường bắt học còn học, chưa coi đó là mục tiêu thiết thực.
“Trước đây, nhiều người đi học chỉ để lấy tấm bằng, có nơi đào đạo chủ yếu để cung cấp tấm bằng. Nhưng trước sự cạnh tranh của Cộng đồng kinh tế ASEAN, tấm bằng không có giá trị, nếu người học không có kiến thức, kỹ năng làm việc sẽ không tồn tại. Thị trường lao động là nơi cuối cùng công nhận sản phẩm đào tạo của các trường. Việc cạnh tranh đó sẽ đưa các trường tiến tới thực học và dạy những kỹ năng cần thiết cho người lao động”, bà Ly nhận định.
(责任编辑:La liga)
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Israel nghi ngờ thủ lĩnh tối cao của Hamas đã thiệt mạng
- ·Loạt tài xế xe ôm công nghệ bị phạt vì lỗi vượt đèn đỏ, dùng điện thoại
- ·CSGT Đắk Lắk xác minh vụ 9 phụ nữ dàn hàng ngang trên đường để quay clip
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Ukraine dội tên lửa ATACMS của Mỹ vào căn cứ quân sự trong lãnh thổ Nga
- ·Quân nổi dậy tại Syria chiếm Idlib và 2 sân bay ở Aleppo
- ·Phần lớn người Mỹ không ủng hộ viện trợ quân sự thêm cho Ukraine
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Ông Trump chọn người dẫn chương trình Fox News làm Bộ trưởng Giao thông
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Nga tiến nhanh ở miền Đông Ukraine, Kiev thừa nhận khó khăn
- ·Xã thuần nông làm theo Bác
- ·Lũ lụt nhấn chìm đường phố Brazil, gần 80 người chết
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Triều Tiên phản bác sau khi bị lên án vì thử tên lửa "mạnh nhất thế giới"
- ·"Xây dựng dự kiến cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới"
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng lịch sử quân sự là địa chỉ đỏ để học tập
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Ukraine đưa quân tinh nhuệ qua biên giới, dội tên lửa tập kích lãnh thổ Nga