当前位置:首页 > La liga

【nhận dinh】Xây dựng một tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ) hiện đang trong quá trình đánh giá xây dựng tiêu chuẩn về ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước và mặt sau bao bì,âydựngmộttiêuchuẩnvềdánnhãndinhdưỡngchothựcphẩnhận dinh nhằm đem đến cho người tiêu dùng những thông tin dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp người dùng có thể lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, FSANZ cũng đã bắt đầu triển khai chương trình áp dụng hệ thống Xếp hạng sao sức khỏe (HSR) nhằm xếp hạng cho các loại thực phẩm và đồ uống đóng gói. Mục đích của Xếp hạng sao sức khỏe là cung cấp sự so sánh trực quan giữa các sản phẩm tương tự, để hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn các lựa chọn lành mạnh hơn. Hệ thống này được thiết kế để nhắm đến những người thường lựa chọn sử dụng đồ đóng hộp, những người không có thời gian chuẩn bị đồ ăn mà vẫn muốn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand sẽ xây dựng tiêu chuẩn về ghi nhãn dinh dưỡng

Công tác HSR sẽ được tiến hành song song với việc xem xét bảng thông tin dinh dưỡng (Nutrition information panels - NIP) ở mặt sau của thực phẩm đóng gói. Các thông tin NIP trên nhãn thực phẩm hiện nay cung cấp thông tin về lượng năng lượng trung bình tính bằng kilocalo (kcal), cũng như các chất dinh dưỡng sau:

Chất đạm; Chất béo; Chất béo bão hòa; Cacbohydrat; đường; Natri — một thành phần của muối.

Ngoài ra, NIP cũng sẽ bao gồm thông tin về các chất dinh dưỡng khác nếu có. Ví dụ, nếu một loại thực phẩm có gắn mác “nguồn chất xơ tốt” thì lượng chất xơ trong hộp thực phẩm phải được thể hiện bằng con số định lượng cụ thể trong NIP. Mặt khác, NIP phải được trình bày theo định dạng chuẩn thể hiện lượng trung bình trên mỗi khẩu phần và trên 100 g, hoặc 100 mL nếu là chất lỏng.

Đối với các loại đồ uống cũng sẽ được đề xuất dán nhãn riêng, đặc biệt là loại đồ uống có cồn. FSANZ cũng đang xem xét loại dán nhãn công bố thông tin về hàm lượng năng lượng theo định dạng quy định trên nhãn của đồ uống có cồn đóng gói. Nếu được hội đồng chấp nhận, người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh thông tin trên các loại đồ uống. Đặc biệt, đối với những loại đồ uống có cồn chứa carbohydrate và đường cũng sẽ được FSANZ xem xét để xây dựng một mẫu dán nhãn riêng.

Tổng giám đốc điều hành FSANZ, Tiến sĩ Sandra Cuthbert rất hoan nghênh việc tham gia đóng góp ý kiến từ các bên liên quan nhằm xây dựng một tiêu chuẩn chung nhất về dán nhãn thực phẩm và đồ uống để tất cả các công ty, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể áp dụng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ nhanh chóng triển khai cập nhật và hoàn thiện để bản tiêu chuẩn được đi vào thực tiễn sớn nhất, dự kiến áp dụng trong năm 2025.

Bảo Linh

分享到: