(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Hội đồng khoa học để xét và thông qua Đề án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus Heterophyllus Lamk) đạt tiêu chuẩn VietGAP và có truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang”. Đề án do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh chủ trì thực hiện. Đơn vị chủ trì báo cáo những nội dung chính sẽ thực hiện khi triển khai đề án tại buổi xét duyệt. Theềukỳvọngtừđềnkhoahọclinquanđếtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bảno đánh giá của các thành viên trong hội đồng khoa học tỉnh, khi triển khai thì đề án được đặt kỳ vọng sẽ mang lại nhiều đổi thay theo hướng phát triển cho người dân trồng mít trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đơn vị chủ trì sẽ tiến hành điều tra hiện trạng canh tác mít và phân tích các mặt tồn tại về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sinh vật hại, cũng như quá trình thu hoạch của người dân hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì sẽ tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc mít theo công nghệ Blockchain, đồng thời xây dựng nhãn hiệu tập thể “mít Hậu Giang”. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề án, đơn vị chủ trì còn tổ chức nhiều buổi hội thảo khoa học liên quan đến việc phát triển cây mít cho nhà vườn trong tỉnh. Dự kiến sau hai năm thực hiện, đề án sẽ xây dựng được 100ha mít đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất mít đạt 22 tấn/ha, có 90% trái mít VietGAP đạt loại I khi thu hoạch, đồng thời xây dựng và hoàn thiện liên kết vận hành trang web “mít Hậu Giang” để tăng tính quảng bá thương hiệu… Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC |