TheênnhânđằngsauviệcMalaysiangừngnhậpkhẩuớttừViệtrang thống kê bóng đáo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 11/10, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, ông Phạm Quốc Anh cho biết có hai vấn đề cần lưu ý đằng sau việc Malaysia ngừng nhập khẩu ớt từ Việt Nam.
Đó là không phải tất cả các đơn vị xuất khẩu ớt của Việt Nam đều vi phạm tiêu chuẩn MRL của Malaysia và quyết định tạm dừng nhập khẩu ớt từ Việt Nam rất có thể liên quan đến chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trẻ do Chính phủ Malaysia bảo trợ.
Ông Phạm Quốc Anh cho biết mới đây, MOA rất quan tâm đến các hộ nông dân trồng ớt của Malaysia, đặc biệt là các nông dân trẻ tham gia chương trình bảo trợ của chính phủ, đồng thời bày tỏ mong muốn các nông dân Malaysia có thể cạnh tranh được với các nông dân trồng ớt nước ngoài.
Với lý do này, MOA đã quyết định cử đoàn công tác đến Việt Nam và Thái Lan, hai nước xuất khẩu ớt số lượng lớn vào Malaysia, để tìm hiểu thực địa.
Song song với việc trên, MOA cũng đã tiến hành một loạt hoạt động thanh kiểm tra đối với các sản phẩm ớt nhập khẩu được bán trên thị trường Malaysia.
Kết quả cho thấy không có hành động bán phá giá, song rõ ràng giá bán ớt nhập khẩu thấp đã gây áp lực lên các sản phẩm trong nước.
Ví dụ như ớt được trồng tại bang Johor được bán với giá 8 ringgit/kg (khoảng 45.000 VND), ớt dầu đỏ giá 6,5 ringgit/kg, trong khi giá ớt nhập từ Việt Nam chỉ ở mức 3,9 ringgit/kg.
Các cuộc thanh kiểm tra cũng nhằm xác định xem các sản phẩm ớt nhập khẩu có vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn của Malaysia hay không. Thông báo tạm ngừng nhập khẩu ớt từ Việt Nam được đưa ra sau các cuộc thanh kiểm tra nói trên.
Trong khi đó, ông Trần Văn Hân, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu ớt sang Malaysia cho biết quyết định trên khiến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam bị đình trệ.
Lệnh cấm không chỉ ảnh hưởng đến người trồng ớt Việt Nam mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng Malaysia vì họ không được phép tiếp cận với các sản phẩm ớt nhập khẩu giá rẻ của Việt Nam trong bối cảnh thị trường Malaysia nhập khẩu đến 80% để đáp ứng nhu cầu về ớt trong nước.
Trước tình hình trên, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia đã có công văn gửi Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản Việt Nam, theo đó đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có văn bản chính thức yêu cầu phía Malaysia làm rõ tiêu chuẩn về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu cho phép để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham khảo.
Bên cạnh đó, hai bên cần thảo luận để đi đến công nhận lẫn nhau về vấn đề kiểm định chất lượng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của Malaysia được tiếp tục cấp phép xuất khẩu sản phẩm vào nước này.
Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia cần có biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu ớt của Việt Nam, cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Malaysia.
Các doanh nghiệp Việt Nam rất cần những thông tin công khai của phía Malaysia về tiêu chuẩn nhập khẩu ớt, nhất là các tiêu chí về dư lượng thuốc trừ sâu cho phép, để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường này.