【tỷ số bồ đào nha】Doanh nghiệp chật vật khi đơn hàng xuất khẩu giảm

Đơn hàng sụt giảm,ệpchậtvậtkhiđơnhàngxuấtkhẩugiảtỷ số bồ đào nha doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sản xuất cầm chừng
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.D
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu giảm. Ảnh: T.D

Xung đột Nga - Ukraine, lạm phát ở nhiều nước… khiến người dân châu Âu thắt chặt chi tiêu. Đây là yếu tố tác động lớn đến các ngành gỗ, da giày, dệt may, điện tử… vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn.

Ông Bùi Hồng Luân, Trưởng phòng Phòng XNK Công ty TNH Poh Huat Việt Nam (KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương) cho biết, nhiều tháng nay doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng đơn hàng xuất khẩu gỗ sụt giảm tới 50%. Dự kiến tình trạng này sẽ kéo dài đến hết năm 2022.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp dệt may ở khu vực TPHCM đang sụt giảm đơn hàng mạnh. Các thị trường suy giảm tập trung vào Mỹ, EU bởi sức ép lạm phát từ các quốc gia này lớn, buộc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi đó dệt may không phải là hàng thiết yếu. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM nhận xét, trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã đạt 30,1 tỷ USD, nhưng tăng trưởng này chủ yếu rơi vào các tháng đầu năm. Từ tháng 7/2022 tới nay, các doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Tình trạng lạm phát, giảm cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da giày sẽ ảnh hưởng sức mua trong những tháng cuối năm là nhận định của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam. Đại diện Hiệp hội này cho biết, nhiều đơn hàng da giày thời điểm cuối năm nay đến đầu năm 2023 của các doanh nghiệp cũng bị suy giảm. Trong khi đó, tồn kho do gián đoạn nguồn cung, giảm nhu cầu tiêu dùng nên hiện đã có doanh nghiệp buộc phải cho người lao động nghỉ phép năm từ 3 - 4 ngày/tháng, hoặc cho nghỉ chờ việc hưởng lương tối thiểu vùng.

Trước bối cảnh trên, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách xoay xở để giảm chi phí, tìm kiếm thị trường mới, sắp xếp bố trí lại lực lượng lao động.

Đại diện Công ty TNHH Fly High Garment cho biết, biết hàng may mặc của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Song, những tháng qua, do đối tác ở nước ngoài chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh nên hàng hóa của công ty tồn kho không bán được. Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng buộc Công ty TNHH Fly High Garment phải cho công nhân nghỉ chờ việc suốt tháng 8/2022. Đầu tháng 9, tình hình khá hơn nhưng công ty cũng chỉ sản xuất cầm chừng, không tổ chức cho công nhân tăng ca.

Chung cảnh ngộ, bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam cho biết, do đơn hàng giảm buộc công ty phải xoay xở nhiều cách để duy trì việc làm cho người lao động. Công ty đôn tiến độ sản xuất các đơn hàng lên nhanh hơn để người lao động có việc làm. Đồng thời, công ty bố trí làm việc theo hai ca thay vì ba ca như trước đây. Mặc dù tiền tăng ca thường chiếm hơn 50% thu nhập của công nhân, song trong bối cảnh thiếu đơn hàng như hiện nay nên thời gian tăng ca không còn nhiều như trước.

Theo Công đoàn các KCN Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp ngành gỗ tại KCN Tam Phước đang gặp khó khăn về đơn hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp gia công giày da cũng trong tình trạng tương tự. Các doanh nghiệp này phải sắp xếp cho công nhân nghỉ 3-4 ngày trong một tháng, bằng các hình thức như bố trí nghỉ phép năm; riêng trường hợp đã hết phép năm thì cho nghỉ chờ việc hưởng lương tối thiểu.

Nhà cái uy tín
上一篇:VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
下一篇:Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét