- Điều trị bệnh tay chân miệng (TCM)?ỏivàđápvềbệnhtaychânmiệbảng xếp hạng giải nhật bản - BS Chuyên khoa II Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh: Bệnh TCM hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ. Trẻ bị TCM, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nên ăn các thức ăn mềm dễ tiêu như: Bột, cháo, cơm mềm... thức ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Không nên cho trẻ thức ăn quá nóng vì sẽ làm trẻ đau miệng hơn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và cho trẻ uống nhiều nước để đề phòng mất nước và tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: Nước chín để nguội, nước trái cây, tăng cường cho trẻ uống sữa… Theo dõi sát, phát hiện sớm các biến chứng để báo bác sĩ kịp thời (như dấu hiệu sốt cao liên tục, nôn ói, giật mình chới với, đi loạng choạng, run chi, yếu chi...). - Trẻ bị bệnh TCM có nên cho đi nhà trẻ không? - BS Chuyên khoa II Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Nhi, BVĐK tỉnh: Không nên cho trẻ đi học, để trẻ ở nhà cho ba hoặc mẹ trực tiếp chăm sóc và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn (khoảng 1 tuần). Để trẻ ở nhà cũng là góp phần hạn chế bệnh TCM lây lan từ trẻ bệnh sang các trẻ khỏe mạnh khác. - Biện pháp phòng bệnh TCM? - BS Chuyên khoa II Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Nhi, BVĐK tỉnh: Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin phòng bệnh. Các biện pháp góp phần hạn chế mắc bệnh, gồm: Lau sàn nhà sạch sẽ, lau chùi thường xuyên mặt bàn, mặt ghế, rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng và phơi dưới ánh nắng mặt trời; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (người chăm sóc trẻ và trẻ), cắt ngắn móng tay cho trẻ, không cho trẻ mút tay; không cho trẻ đi học khi trẻ đang mắc bệnh TCM, không nên cho trẻ đang mắc bệnh TCM tiếp xúc gần gũi với những trẻ khỏe mạnh khác trong gia đình và cộng đồng. Khám bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện: Đau miệng, chảy nước miếng nhiều, biếng ăn, nổi nốt đỏ ở các vị trí như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng lưỡi, gối, mông, khuỷu tay… CẨM LÝ(ghi) |