【tỷ số bóng đá thụy điển】Thị phần tôn thép “lao dốc” vì tôn giả

 人参与 | 时间:2025-01-10 17:05:04

thi phan ton thep lao doc vi ton gia

Tại hội thảo,ịphầntônthéplaodốcvìtôngiảtỷ số bóng đá thụy điển các đơn vị đã thực hiện thí nghiệm trực quan với các mẫu tôn bất kỳ lấy trên thị trường. Ảnh: Phan Thu.

Thiệt hàng chục tỷ

Tại hội thảo “Tình trạng tôn gian, kém chất lượng nhập khẩu hậu quả và giải pháp” ngày 27-11, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành tôn thép có mức tăng trưởng tốt trong những năm gần đây với mức tăng 17%/năm, chiếm 30% xuất khẩu của ngành thép năm 2014.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, lượng tôn thép nhập khẩu gia tăng đột biến. Cụ thể, năm 2013, tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa là 1.745.950 tấn, trong đó, tôn mạ nhập khẩu chiếm 37% và sản xuất trong nước chiếm 63%.

Đến năm 2014, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa của tôn mạ là 1.755.159 tấn, trong đó tôn mạ nhập khẩu chiếm 43% và sản xuất trong nước giảm còn 57%. Tính đến 8 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa của tôn mạ là 1.731.755 tấn, trong đó thị phần của tôn mạ nhập khẩu chiếm 57% và các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ còn chiếm 43%, giảm 20% so với năm 2013.

Ông Sưa thông tin thêm, 9 tháng đầu năm 2015, các nhà sản xuất tôn thép chỉ tiêu thụ được 2.268.000 tấn, trong khi đó khối lượng nhập khẩu để tiêu thụ ở thị trường trong nước là 1.078.000 tấn. Như vậy, tôn nhập khẩu chiếm tới 32,2% thị trường trong nước.

Đặc biệt, trong số hàng nhập khẩu thì tôn mạ từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn, giá rẻ và chất lượng kém. Điều này làm tổn thất nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất tôn mạ trong nước.

Là một doanh nghiệp tôn thép có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất trước nạn tôn giả, tôn kém chất lượng được nhập khẩu vào Việt Nam.

Tính toán của Hoa Sen cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa của năm 2015 là 2.597.633 tấn, thì với việc thị phần suy giảm khoảng 20%, tương đương 519.527 tấn, các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ bị tổn thất 9,351 tỷ đồng (áp dụng mức giá 18 triệu đồng/tấn với tôn màu).

Không chỉ thiệt hại về tiền của, ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết, với việc tình trạng tôn gian, tôn Trung Quốc kém chất lượng tràn lan trên thị trường sẽ tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh. “Điều đó sẽ triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính trong nước, kéo theo việc suy giảm cả ngành công nghiệp tôn thép và dẫn đến thiệt hại cho nền kinh tế”, ông Thanh khẳng định.

Nhái tinh vi

Hiện nay, có hai hình thức gian lận thương mại phổ biến mà các cơ sở kinh doanh tôn giả, tôn nhái sử dụng để “móc túi” người tiêu dùng.

Thứ nhất là gian lận về độ dày tấm tôn hay còn gọi là "đôn dem", tức là độ dày thực tế của tấm tôn thấp hơn so với độ dày mà nhà sản xuất công bố, được thể hiện ở dòng in trên bề mặt tấm tôn. Ví dụ, dòng in ghi trên tấm tôn là "4 dem" nhưng thực tế đo chỉ có "3 dem" tức là đã bớt xén 25% độ dày. Như vậy, cơ sở kinh doanh đã gian lận về độ dày tấm tôn để đánh lừa người tiêu dùng, kiếm lời bất chính.

Các cơ sở cũng có thể gian lận về độ dày lớp mạ, tức là lượng mạ không đủ so với công bố của nhà sản xuất. Ví dụ như loại tôn AZ70 có nghĩa là sẽ mạ 70g hợp kim nhôm kém/m2tôn. Tuy nhiên, tôn kém chất lượng chỉ mạ khoảng 30g hoặc 40g hợp kim nhôm kẽm/m2tôn. Lớp mạ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của tấm tôn.

Hình thức gian lận thứ hai là tôn kém chất lượng. Chất lượng của tôn được đánh giá thông qua các thông số kỹ thuật như độ dày sơn, chất lượng mạ, chất lượng sơn,... không đảm bảo. Ví dụ như nếu độ dày lớp sơn quá mỏng thì khả năng chống chịu với môi trường bên ngoài sẽ kém, dẫn đến phai màu, rỉ sét, bong tróc…. Nếu tôn chất lượng bảo hành 10 năm thì tôn gian lận, tôn kém chất lượng chỉ dùng được khoảng 5-7 năm.

Hiện, rất nhiều cơ sở sản xuất nhập khẩu tôn không có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá rẻ, sau đó in giả nhãn mác, độ dày “theo yêu cầu” để lừa khách hàng. Như vậy, không chỉ gian lận chất lượng mà còn trốn được 10-20% thuế. Với từng ấy chi phí, giá bán của tôn chính hãng không thể cạnh tranh.

Cần chế tài đủ mạnh

Với tình trạng tôn giả, tôn nhái ngày càng phổ biến, tinh vi, vị đại diện của Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, để ngăn chặn nạn tôn giả, kém chất lượng cần phải có chế tài mạnh kiểm tra nghiêm ngặt, xử lý triệt để đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gian dối, kiếm lời bất chính; sớm ban hành một quy định về việc in thông tin sản phẩm trên bề mặt tôn.

Thực tế, theo ông Thanh, quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-KHCN về quản lý chất lượng tôn thép nhập khẩu đang chấp nhận quá nhiều tiêu chuẩn đối với thép nhập khẩu, gồm cả tiêu chuẩn cơ sở, dẫn đến tình trạng chất lượng thép nhập khẩu chưa được quản lý chặt chẽ.

Về lâu dài, ông Thanh đề xuất, cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44 cho phù hợp với tình hình thực tế và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về chất lượng tôn, thép bán trên thị trường Việt Nam, áp dụng với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Sưa nhìn nhận, để bảo vệ ngành tôn mạ sản xuất trong nước, cần sớm hoàn thiện văn bản pháp lý để quản lý triệt để chất lượng tôn thép; tuyên truyền về chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao hơn tinh thần cảnh giác bảo vệ thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm ở cả trong nước và trên thị trường thế giới, phối hợp với các cơ quan nhà nước để chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

顶: 2648踩: 6924