发布时间:2025-01-25 10:12:24 来源:88Point 作者:World Cup
Tạo điều kiện để các câu lạc bộ đờn ca tài tử duy trì hoạt động đang được ngành chức năng trong tỉnh đặc biệt quan tâm.
Nghệ nhân Hậu Giang luôn tự tin trên các sân khấu,ợlựcchođờncatitửkèo bóng đá liên hoan, hội thi, hội diễn về đờn ca tài tử.
Hậu Giang có hơn 80 câu lạc bộ đờn ca tài tử với trên 800 thành viên. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện cho các nghệ nhân giao lưu, học tập kinh nghiệm, góp phần quảng bá, gìn giữ loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Tạo sân chơi để nghệ nhân tài tử phát huy
Năm 2019, Hậu Giang có 10 nghệ nhân tài tử được công nhận là nghệ nhân ưu tú. Đây là những người tiêu biểu, đang nắm giữ “hồn cốt” của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Họ là những nghệ nhân đờn, ca tiêu biểu, đã và đang tiếp tục tham gia vào các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở cơ sở và tích cực truyền nghề qua những buổi sinh hoạt, biểu diễn.
Được vinh danh, mỗi nghệ nhân càng nỗ lực hết mình. Nghệ nhân ưu tú Kim Khéo, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: “Trước đây, tôi đã tổ chức những lớp dạy đờn ca tài tử ở nhà, chủ yếu cho các cháu của mình và mấy em ở xóm yêu thích. Được công nhận là nghệ nhân ưu tú, tôi càng thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn. Trong những chuyến đi phục vụ công tác chuyên môn, tôi luôn tìm kiếm và phát hiện nhân tố mới, để tiếp tục chăm bồi, xây dựng lớp kế thừa, nhất là các bạn trẻ”.
Trong đợt đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú gần đây nhất, Hậu Giang đã đề nghị 10 nghệ nhân và đang chờ Trung ương xét duyệt. Nghệ nhân Ngô Xuân Nghiệp, ở huyện Châu Thành, đã ngoài 80 tuổi, dành gần trọn đời theo nghiệp đờn ca tài tử. Khi có tên trong danh sách đề nghị, ông chia sẻ đó là niềm hạnh phúc cuối đời của mình, khi đã dành trọn tình yêu của đời mình với tài tử. Ông mong rằng thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục giữ gìn và phát huy, để đờn ca tài tử ngày càng được các lớp thế hệ kế thừa và phát huy tốt...
Các nghệ nhân tài tử luôn được tạo nhiều sân chơi để vừa duy trì phong trào, phát huy sở trường và chăm bồi hạt nhân mới. Họ còn được tạo điều kiện để tham gia hội thi thường niên của tỉnh cũng như những sân chơi lớn, có nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong khu vực, toàn quốc, để hiểu sâu hơn về loại hình độc đáo này, cùng giao lưu, vun đắp thêm tình yêu với nghệ thuật đờn ca tài tử. Nghệ nhân Hồng Trúc, ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, hồ hởi: “Trong lần dự thi Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022 vừa qua, em thấy vui và tự hào vì mình góp phần giới thiệu đờn ca tài tử của Hậu Giang đến với mọi người, cùng góp chút sức giữ gìn và phát huy loại hình đặc sắc của dân tộc. Không phải lần đầu tham gia cuộc thi lớn, nhưng em vẫn thấy hồi hộp y như lần đầu và quyết tâm tập luyện thật tốt, trình diễn hết khả năng”. Ở liên hoan này, Hồng Trúc đạt huy chương bạc cá nhân, góp phần làm dày thêm thành tích cho Hậu Giang với 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc cá nhân và 2 huy chương bạc cho phần thi “Không gian đờn ca tài tử” và chương trình nghệ thuật “Hậu Giang hòa điệu tri âm”.
Một hành trình đầu tư dài hơi để tài tử “ngấm” vào cuộc sống
Trong nhiều năm qua, Hậu Giang đã duy trì và phát huy khá tốt loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử. Hàng năm, ngoài việc tổ chức hội thi, hội diễn và tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham gia cuộc thi khu vực và toàn quốc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nâng cao chất lượng các câu lạc bộ đờn ca tài tử, 1 trong 4 câu lạc bộ khung trong hệ thống trung tâm văn hóa, tập hợp nhiều nghệ nhân có nghề. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Việc chỉ đạo nâng chất thường xuyên các câu lạc bộ đờn ca tài tử đã tạo điều kiện cho các nghệ nhân thạo chuyên môn, đủ sức để hướng dẫn cách đờn, ca đúng chất. Chúng tôi còn chỉ đạo phải tổ chức giao lưu, có sự tham gia của các nghệ nhân giỏi, để học hỏi, trau dồi chuyên môn, giúp truyền nghề đúng”.
Là loại hình trình diễn dân gian, nên việc hát, đờn sai, chưa biết bài bản tài tử là khó tránh khỏi. Vì thế, để có được đội ngũ các nghệ nhân đờn, ca chuẩn, đủ sức truyền nghề là cả một hành trình đầu tư dài hơi, bằng những lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao. Trong những năm qua, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, mời những nghệ nhân có nghề từ các trường nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh đến truyền nghề. Từ những lớp này, các nghệ nhân được cung cấp những kiến thức vững chắc. Ông Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, cho biết: Vào đầu tháng 6 tới, một lớp tập huấn đờn ca tài tử nữa sẽ diễn ra tại đây dành cho các nghệ nhân là nòng cốt của phong trào đờn ca tài tử ở địa phương. Các nghệ nhân, những người có cùng đam mê sẽ được trang bị thêm những kiến thức chuyên sâu, nâng trào trình độ chuyên môn, kỹ năng trình diễn cũng như truyền thụ lại những kiến thức về đờn ca tài tử một cách bài bản…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
相关文章
随便看看