Máy Axesse Elekta có giá trị 6 triệu USD (hơn 120 tỷ đồng) tai bệnh viện Trung ương Huế,ệnhnhânbănkhoănvớităngviệnphíkèo bóng đá giao hữu là hệ thống máy xạ trị gia tốc điều trị ung thư hiện đại nhất của Việt Nam, liệu bệnh nhân có được bảo hiểm chi trả viện phí? |
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, điều chỉnh giá dịch vụ lần này bao gồm 7 yếu tố chính với các chi phí trực tiếp như chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; khấu hao nhà cửa; đào tạo, nghiên cứu khoa học. Hiện tại, giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố; một số địa phương chỉ đạt 60% - 70% giá trị thực trong 3 yếu tố. Có nghĩa là tất tần tật mọi thứ liên quan đến sự sinh tồn của bệnh viện, đặc biệt tiền lương, phụ cấp của người thầy thuốc đều lấy từ viện phí. Hẳn là bệnh nhân sẽ lo lắng, hoang mang khi biết giá viện phí sẽ tăng từ 2 - 7 lần.
Khá nhiều bệnh nhân bất ngờ khi tôi trao đổi vấn đề này. Bệnh nhân T.T. H ở Phú Vang, đang điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa ngơ ngác “lại tăng viện phí nữa à? Tăng là tăng ra răng”? Tôi giải thích: “BVTW Huế là bệnh viện hạng đặc biệt. Vì vậy, tăng viện phí cũng cao hơn. Ví dụ: Trước khi tăng, giá khám bệnh 20.000 đồng một lượt khám, sau này sẽ tăng lên 39.000 đồng; tối đa giá giường phòng hồi sức cấp cứu tại bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt lên mức xấp xỉ 700 ngàn đồng/ngày/giường, trước đây chỉ hơn 300 ngàn đồng/ngày/giường”. Bà H bấm đốt ngón tay tính toán: “Bảo hiểm chi trả 80%, bệnh nhân trả 20%. Theo giá cũ, trước tê bệnh nhân chỉ trả khoảng 60.000 đ, nay phải trả lên 140.000 đ. Như vậy, bệnh nhân phải chi thêm 80.000 đ, trong lúc giá lúa, hoa màu vẫn giữ nguyên. Người dân như tui trăm thứ đều trông cậy vào hột lúa”. Bà T.T.K. người nhà của bệnh nhân T.T.H, lo lắng: “Như tui là cán bộ hưu trí. Lương mỗi tháng 3 triệu đồng. Chỉ đủ ăn và phí sinh hoạt. Nếu không may bệnh nặng, nằm hồi sức cấp cứu thì chỉ đủ trả tiền giường được khoảng 20 ngày thôi”. Vậy là câu chuyện tăng viện phí trở thành đề tài “nóng” của cả phòng bệnh. Bệnh nhân N.T.N. D ở Kim Long (TP Huế) xót xa: “E tui phải xin ra viện trước ngày 15 ni thôi. Khi chưa bị bệnh, tui đi bán bánh chưng, một ngày lời được 30.000 đ, chỉ đủ tiền ăn. Làm răng đủ tiền mà đóng viện phí”? “Tui đọc báo nghe bà Bộ trưởng Bộ Y tế nói: Khi thực hiện tăng viện phí, người bệnh sẽ không phải nộp thêm những khoản tiền ngoài danh mục bảo hiểm y tế như hiện nay”. Bà T.T.K tiếp lời bà N.T.T. “Được rứa thì cũng hay đó. Cách đây hai năm, cậu tôi mổ đại tràng, được hưởng 100% bảo hiểm y tế, vậy mà khi ra viện, tính tiền giường 10 ngày theo giá dịch vụ và các khoản chi khác, cũng mất trên 5 triệu đồng”. Bệnh nhân N.TN cho biết.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Đơn vị tán sỏi - Nội soi tiết niệu Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế Ảnh: Ngọc Hà |
Câu chuyện tăng viện phí càng nổ như… bắp rang khi có thêm vài người nhà nữa vào thăm bệnh nhân. Ông Nguyễn Văn Chơn, anh của bệnh nhân N.T.H (Kim Long) đã tìm hiểu về vấn đề điều chỉnh giá dịch vụ y tế nói: “Với cơ chế tài chính như hiện nay, các bệnh viện dù làm tốt hay chưa tốt thì vẫn được ngân sách Nhà nước trả lương cho nhân viên. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân đi khám bệnh phải mang ơn bác sĩ, hoặc không ít nhân viên y tế có thái độ thờ ơ, vô cảm với người bệnh. Còn khi giá viện phí tăng lên, các cơ sở y tế có thêm nguồn thu để tự trả lương, trả phụ cấp, tuyển dụng cán bộ để đào tạo cán bộ, Nhà nước không cấp kinh phí nữa. Nếu chất lượng và phục vụ không tốt, bệnh viện đó sẽ không thu hút được bệnh nhân, sẽ không có tiền để trả lương cho nhân viên. Tăng viện phí là cách tốt nhất để các bệnh viện tự thay đổi thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Mặt khác các bệnh viện tuyến trên như BVTW Huế cũng có thêm nguồn nhân lực, vật lực để cử cán bộ tăng cường về tuyến dưới đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, đưa các kỹ thuật mới, tiên tiến đến gần người dân hơn, từ đó các bệnh viện tuyến dưới sẽ giảm tải. “Tóm lại là tiền viện phí sẽ trích ra trả lương cho bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Từ đó một số bác sĩ không tốt sẽ không còn lạnh lùng với bệnh nhân. Tiền này còn đầu tư vào mua sắm thêm máy móc để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nghe cũng được, nhưng vấn đề cuối cùng là các bệnh viện thực hiện được hay không?” Bà H đặt vấn đề.
“Tui nghe nói nếu tăng viện phí, bệnh nhân sẽ được bảo hiểm y tế chi trả dịch vụ các kỹ thuật cao, không biết đúng hay không? Nếu vậy thì tăng cũng được, vì đa số kỹ thuật cao hiện nay bệnh nhân tự chi trả đắt lắm”.
Về suy nghĩ của những bác sĩ có trách nhiệm và bác sĩ điều trị của BVTW Huế. PGSTS, bác sĩ Phạm Như Hiệp, Phó Giám đốc BVTW Huế nói: “Tôi rất mong muốn Bảo hiểm xã hội sớm thực hiện chi trả điều trị kỹ thuật cao cho bệnh nhân”. Những bác sĩ điều trị khác mà tôi gặp đều có chung một câu trả lời: Để khi thực hiện điều chỉnh viện phí mới biết được.