【kết quả trận blackburn】Học giả quốc tế: Việt Nam là hình mẫu đối phó với đại dịch COVID
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Việt Nam thành công trong đối phó nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19,ọcgiảquốctếViệtNamlàhìnhmẫuđốiphóvớiđạidịkết quả trận blackburn nguyên Phó cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia Ấn Độ S D Pradhan, nhận định trong bài viết đăng trên The Times of India.
Một trong những khía cạnh quan trọng của chính sách y tế công cộng của Việt Nam là khả năng đáng chú ý trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nhưng Việt Nam lại ít được quốc tế chú ý hơn mức đáng có.
Viện Lowy đã công bố một chỉ số vào ngày 28/1/2021, xếp hạng 98 quốc gia và thành công của họ trong việc đối phó đại dịch COVID-19. Việt Nam xếp thứ 2 sau New Zealand. Điều này càng đáng nói hơn khi Việt Nam là quốc gia kề cận với Trung Quốc cả trên biên giới đất liền và ranh giới trên biển và vào thời điểm bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhiều người Việt Nam tại Trung Quốc đã trở về nước để đón Năm mới âm lịch.
Việt Nam đã phải đối mặt với một vài đợt dịch bệnh như vậy kể từ năm 2003 và đã khéo léo ngăn chặn chúng: dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 và các trường hợp cúm gia cầm ở người từ năm 2004 đến năm 2010. Thậm chí lần này, Việt Nam phải đối mặt với ba đợt dịch bệnh vào năm 2020 - đợt đầu tiên ở tháng Một, đợt thứ hai vào tháng Ba và đợt thứ ba vào tháng Bảy.
Trong cả ba đợt dịch bệnh, Việt Nam đã cơ bản thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, giữ được số lượng ca nhiễm thấp và số ca tử vong rất ít.
Việt Nam đã phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 23/1 và ngay sau đó đã bắt đầu thực hiện các bước để ngăn chặn sự lây lan của virus. Việt Nam ngay lập tức thành lập một ủy ban chỉ đạo quốc gia để điều phối chiến lược mang tính “toàn thể chính phủ” của cả nước. Việc đánh giá rủi ro được tiến hành ngay tức thời. Các cơ sở giáo dục đã được đóng cửa ở các vùng bị ảnh hưởng.
Tại Vĩnh Phúc, một tỉnh phía Bắc cách Hà Nội khoảng một giờ lái xe, lệnh đóng cửa đã được ban hành tại xã Sơn Lôi, các bệnh nhân bị cách ly và những người tiếp xúc gần với họ sẽ ở trong trại cách ly tập trung ít nhất 14 ngày.
Việt Nam cũng kích hoạt việc sàng lọc trên toàn cộng đồng khi có dấu hiệu lây nhiễm trong cộng đồng. Nước này đã đóng cửa biên giới, áp đặt các lệnh đóng cửa, thiết lập các cơ sở cách ly ở quy mô lớn, đồng thời thực hiện kiểm tra và truy vết những người có tiếp xúc nghiêm ngặt thông qua các ứng dụng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh.
Việt Nam cũng theo dõi các F2, F3, F4 của người nhiễm bệnh. Việt Nam đưa ra các chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Khi Trung Quốc thông báo về ca bệnh đầu tiên chết do COVID-19, Việt Nam đã ngay lập tức thực hiện việc kiểm tra sức khỏe tại các sân bay, nơi tất cả các du khách được đo nhiệt độ cơ thể. Việt Nam đã đình chỉ tất cả các chuyến bay giữa nước này và Trung Quốc trong giai đoạn đầu và sau đó là tất cả các chuyến bay quốc tế. Việc xác định "điểm nóng" và thực hiện các bước cần thiết để phong tỏa khu vực đã bắt đầu sớm ở Việt Nam.
Vào tháng 3/2020, Việt Nam chứng kiến đợt COVID-19 thứ hai. Ngay sau khi ca bệnh đầu tiên của đợt dịch thứ hai được phát hiện, chính phủ đã theo dõi và cách ly khoảng 200 người tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh. Các biện pháp khác để kiểm soát sự lây nhiễm đã được áp dụng. Xét nghiệm ở các khu vực được xác định đã được đẩy mạnh. Các cơ sở giáo dục đã được đóng cửa. Mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang.
Làn sóng thứ ba xuất hiện tại Việt Nam vào tháng Bảy. Sau 99 ngày không lây nhiễm, dịch COVID-19 tái diễn vào ngày 25/7/2020. Lần này, thành phố biển Đà Nẵng, một địa điểm thu hút khách du lịch, đã trở thành tâm điểm của đợt dịch này. Virus lây lan rất nhanh đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến cuối tháng 12, 2362 người bị nhiễm bệnh và số người chết là 35 người. Việt Nam đã chuyển sang các chiến lược tương tự vốn đã thành công trong việc chấm dứt các đợt bùng phát trước đó để ngăn chặn dịch bệnh: phong tỏa các khu vực xác định, cấm đi lại, đóng cửa kinh doanh, cách ly hàng loạt và xét nghiệm diện rộng.
Tính đến giữa tháng Chín, 61.968 người đang được theo dõi, 998 người được cách ly tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 15.619 người được cách ly tại các cơ sở tập trung và 45.351 người tự cách ly tại nhà.
Có thể thấy, số người bị nhiễm bệnh và số người chết vẫn rất thấp. Thành công ấy là nhờ việc thực hiện những hành động kịp thời. Một yếu tố giúp Việt Nam đáng kể là nước này đã có kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh tương tự như đã đề cập trước đó. Do vậy, quốc gia này có cơ sở hạ tầng phù hợp để đối phó với đại dịch. Việt Nam cũng đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, với chi tiêu cho y tế công cộng trên đầu người tăng trung bình 9% mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2016.
Một chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Ba khía cạnh trong cách Việt Nam ứng phó với đại dịch là quan trọng. Đầu tiên, Việt Nam phản ứng kiên quyết trước sự bùng phát của tất cả các làn sóng dịch bệnh. Nước này đã dừng tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc Đại lục, tiếp đó là tất cả các chuyến bay quốc tế không lâu sau khi làn sóng thứ hai được phát hiện. Dừng việc cấp thị thực và tiếp nhận du khách cũng được áp dụng để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố đã tiến hành các quy trình khử trùng quy mô lớn để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 và thắt chặt kiểm soát di chuyển. Việc đóng cửa đã được áp dụng trong toàn thành phố. Một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân COVID-19 cũng được thành lập.
Thứ hai, cách tiếp cận của Việt Nam trong xác định và cách ly các trường hợp nghi nhiễm là dựa trên nguy cơ lây nhiễm dịch tễ học của họ. Nếu những người đã tiếp xúc với một ca bệnh đã được xác nhận hoặc đến một quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19, họ sẽ bị cách ly và xét nghiệm ngay cả khi họ không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Điều quan trọng là tỷ lệ cao các ca bệnh không xuất hiện triệu chứng (43%) cho thấy rằng cách tiếp cận này có thể đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng ở giai đoạn đầu.
Thứ ba, thành công của Việt Nam trong việc kêu gọi sự hợp tác từ người dân thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu quả. Công dân tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về giãn cách xã hội. Việt Nam một lần nữa khuyến khích hệ thống giám sát khu dân cư. Công dân Việt Nam được yêu cầu khai báo về hàng xóm của mình, nếu họ nghi ngờ ai đó đang mắc bệnh. Sự hợp tác từ người dân là rất tốt. Vì người dân đã phải đối mặt với những căn bệnh như vậy trước đó nên họ dễ dàng và sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết.
Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong ASEAN. Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN đã đưa ra một tuyên bố vào giữa tháng 2, thu hút sự chú ý về nguy cơ của loại virus này và kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế.
Vào tháng Tư, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó COVID-19. Các nước nhất trí trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau về vật tư y tế. Việt Nam đã tham gia một số cuộc họp trực tuyến quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch. Việt Nam cũng hỗ trợ các thiết bị y tế và đồ bảo hộ thiết yếu không chỉ trong khu vực mà còn ở châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Khía cạnh này được nhiều nước khen ngợi và cải thiện đáng kể hình ảnh quốc tế.
Về bản chất, thành công của Việt Nam trong việc đối phó dịch bệnh phụ thuộc vào ba yếu tố: truy vết tiếp xúc ở bốn cấp độ, xét nghiệm chiến lược và thông điệp rõ ràng đối với việc giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang, cách ly khi cần thiết, tất cả những điều đó đều được người dân tuân thủ.
Việt Nam đã hành động rất nhanh chóng và kiên quyết áp đặt các lệnh đóng cửa khi cần thiết cùng với việc xét nghiệm chiến lược. Những bước đi này đã giúp ngăn chặn đại dịch ở trong nước trước tất cả các đợt dịch bệnh với số người chết rất ít mặc dù dân số khoảng 97 triệu người. Trên thực tế, Việt Nam đã nổi lên như một hình mẫu để đối phó với dịch bệnh này./.
Theo TTXVN
下一篇:Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
相关文章:
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Nghị quyết 33 vừa ban hành sẽ “cứu” thị trường bất động sản thế nào?
- Những cảng biển được ưu tiên đầu tư đến năm 2030
- Huyện Dầu Tiếng: Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Bình Phước dừng quy hoạch Khu công nghiệp và dân cư hơn 6.300ha
- Đồng Tháp duyệt nhiệm vụ quy hoạch hai khu đô thị rộng hơn 550 ha
- Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân: Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Chuyên gia Savills: thị trường địa ốc năm 2023 là bước đầu của sự phát triển bền vững
相关推荐:
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Diện mạo kiến trúc tương lai dưới con mắt của AI
- Huyện Bàu Bàng: Đề nghị công nhận 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
- Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- Miễn 1.400 tỷ đồng tiền khai thác tài nguyên nước: Nhiều câu hỏi cần trả lời
- Ngôi nhà xanh đem hơi thở mát lành giữa lòng thành phố
- Nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh
- Chuyên Gia AI
- Đồng Tháp được thành lập thành phố Hồng Ngự
- Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- “Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1