您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【soi kèo đan mạch vs kazakhstan】Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Nhà cái uy tín1人已围观

简介Hỏi:Tôi cần người mang thai hộ để sinh con cho tôi. Pháp luật nước ta bảo vệ như ...

Hỏi:Tôi cần người mang thai hộ để sinh con cho tôi. Pháp luật nước ta bảo vệ như thế nào với người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ?ộvmụcđchnhnđạsoi kèo đan mạch vs kazakhstan Người mang thai hộ khi sinh con ra họ thương con quá không giao con cho tôi thì sao ? (Nguyễn Thị O, thị xã Ngã Bảy)

Đáp:Đối với vấn đề chị hỏi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Pháp luật nước ta cấm thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính (mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác).

Việc thỏa thuận giữa hai bên về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có các nội dung cơ bản sau đây: Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan; cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo luật định; việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan…

Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Như vậy, trên cơ sở của thỏa thuận nêu trên các bên sẽ thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho nhau nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Về người mang thai hộ khi sinh con ra họ thương con quá không giao con, theo quy định, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ do tòa án giải quyết. Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình này và Bộ luật Dân sự.

Đôi điều cùng chị !

Luật sư Trần Văn Độ

(Trưởng Văn phòng Luật sư Hữu Nhân)

Tags:

相关文章