【stuttgart vs augsburg】GRDP tăng 10,1%, Vĩnh Phúc lọt Top 10 địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước
Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Vĩnh Phúc | |
Chủ tịch Vĩnh Phúc: “Trở lại top 5 PCI 2021 chỉ là điểm bắt đầu,ăngVĩnhPhúclọtTopđịaphươngtăngtrưởngcaonhấtcảnướstuttgart vs augsburg môi trường đầu tư thật sự thuận lợi mới là điều quan trọng” | |
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 7,89%, đứng thứ 13 cả nước |
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước. Ảnh: Internet |
Thu ngân sách tăng cao nhất từ trước đến nay
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, Vĩnh Phúc nằm trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đồng thời đây cũng là mức tăng cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng đầu năm tính từ năm 2015 đến năm 2020 và tăng cao hơn so với kịch bản đã đề ra tại Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ (khoảng 8,3%).
Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,58%; Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và tác động của các đợt rét đậm, rét hại từ tháng 2 đến tháng 4/2022 và đợt mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng cuối tháng 5/2022, tổng giá trị tăng thêm ước tăng 1,81%.
Khu vực dịch vụ nhất là dịch vụ thương mại, vận tải và du lịch gặp khó khăn trong những tháng đầu năm do sự lây lan nhanh của dịch bệnh Covid-19, từ quý 2 đến nay nhờ việc triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng linh hoạt nên đã và đang dần hồi phục, ước giá trị tăng thêm tăng 6,32% so với cùng kỳ năm 2021; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có những khởi sắc nhất định, từ đó tạo nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo đó, tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 20.650 tỷ đồng, đạt 65% dự toán, tăng 8,0% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó thu nội địa đạt 17.700 tỷ đồng, đạt 65% dự toán, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Số thu ngân sách của cả 3 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực ngoài quốc doanh và DNNN đểu tăng so với cùng kỳ đặc biệt là khu vực có vốn FDI.
6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách nhà nước trên 2.400,8 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước do việc thực hiện một số chính sách thúc đẩy SXKD như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm 50% phí đăng ký trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước đã thúc đẩy doanh số tiêu thụ hàng hóa của một số mặt hàng chủ lực.
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,6% và thu từ khu vực DNNN tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Được biết, tính đến hết tháng 6/2022, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 9 dự án FDI mới và 18 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký 208,56 triệu USD, tăng 17% về vốn so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 70% kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu toàn khối đạt 4.194,16 triệu USD, tăng 17%; giá trị xuất khẩu đạt 3.178,12 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2021.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phát triển
Theo UBND Tỉnh Vĩnh Phúc, để có kết quả đó, trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh được địa phương chỉ đạo quyết liệt.
UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương chịu trách nhiệm nâng cao từng chỉ số thành phần của chỉ số PCI. Hàng tháng kiểm tiến độ thực hiện các chỉ số thành phần và kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông;
Nhờ đó, Chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 đứng thứ 5/63 toàn quốc, tăng 24 bậc so với năm trước đó,; chỉ số cải cách hành chính PAR-INDEX đứng thứ 5 toàn quốc, tăng 10 bậc.
Về thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường tháo gỡ khó khăn cho DN; tổ chức nhiều Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô như Hội nghị Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam – Nhật Bản; phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao và Đài Loan tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Vĩnh Phúc năm 2022...
Đặc biệt, tỉnh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động Tổ công tác đặc biệt giúp việc Chủ tịch UBND Tỉnh, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN (qua zalo, fb, các phương tiện truyền thông...). Trong đợt dịch Covid-19 và đợt ngập úng, Tổ giúp việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền tải thông tin của chính quyền đến DN và kịp thời tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ khó khăn cho DN...
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết, mặc dù kinh tế 6 tháng đạt nhiều kết quả khả quan nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn chưa được như kỳ vọng.
Vì vậy, những tháng cuối năm, cùng với việc tiếp tục thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19, tạo nền tảng vững chắc phát triển KT-XH, ổn định đời sống nhân dân, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh cải cách và tạo đột phá về thể chế, cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.
Theo đó, Vĩnh Phúc sẽ tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung hoàn thiện các chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động.
Cùng với đó, đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành tổ chức, thực hiện Đề án tháo gỡ Điểm nghẽn đã được ban hành, kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn (đặc biệt các điểm nghẽn về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công...), xử lý các tồn tại vướng mắc trong từng lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực phát triển KT-XH. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đặc biệt các điều kiện đầu vào cho sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, triển khai mạnh mẽ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên (đặc biệt là nguồn tài nguyên đất, đá, cát, sỏi); bảo vệ, cải thiện môi trường; tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục triển khai các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh; Rà soát quy hoạch phát triển KCN, cụm công nghiệp; xử lý các tồn tại, vướng mắc đối với phát triển các KCN; Đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư…
相关文章
Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
GEC: Nhân tố mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Thu hút đầu tư bằng nhân tố mới Lần đầu tiên, tỉn2025-01-24Ngân hàng Nhà nước: Thị trường vàng đã ổn định trở lại
Trong báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022, Ngân hàng Nhà nước có đánh giá t2025-01-24Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung Quốc
Nguồn tin củaReuterscho biết Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc. Danh sách2025-01-24Hé lộ cách Nga giữ vàng và hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây
Theo Jpost, bất chấp lệnh trừng phạt dẫn đến việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) bị đóng2025-01-24Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, kết thúc n2025-01-24Siêu bão Yagi chuẩn bị đổ bộ, các chuyến bay nào có thể bị hoãn, hủy?
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 17h ngày 5/9, vị trí tâm bão Yagi vào khoả2025-01-24
最新评论