发布时间:2025-01-10 11:06:17 来源:88Point 作者:La liga
Việc điều trị suy thận mãn ở giai đoạn cuối bao gồm nhiều phương pháp,ếumylọcthậtỷ số trung quốc trong đó có chạy thận nhân tạo. Bệnh nhân rất cần được chạy thận để có thể kéo dài sự sống. Tuy nhiên, thực trạng quá tải bệnh nhân lọc thận là điều đáng quan tâm, nguyên nhân là do thiếu máy lọc thận. Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có 6 máy lọc thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
Lọc thận cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
Thiếu máy, quá tải
Dù chỉ có 6 máy lọc thận, nhưng khi chúng tôi đến khu Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, được các y, bác sĩ ở đây cho biết, một trong 6 máy đã bị hư, đang chờ sửa chữa. Do máy không hoạt động được, nhưng lượng bệnh nhân lọc thận không giảm, nên 5 máy còn lại buộc phải “tăng cas” để lọc cho bệnh nhân. Thời điểm này, công việc lọc thận được thực hiện suốt các ngày trong tuần và bệnh nhân được lọc thận từ 5 giờ 30 đến 22 giờ mỗi ngày (4 cas/máy).
Ông Lê Hoàng Ân, ở thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, đã có 14 năm lọc thận, cho biết: “Trước đây mới phát hiện bệnh, tôi lọc thận ở thành phố Cần Thơ do các bệnh viện trong tỉnh không có máy lọc thận. Bệnh viện trên đó cũng quá tải nên khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai lọc thận, khoảng 7 năm trước, tôi về đây lọc thận đến giờ. Đều đặn mỗi tuần, tôi đến đây lọc thận 3 lần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, trung bình mỗi lần lọc 3,5 giờ. Nhờ được lọc thận mà tôi có thể duy trì cuộc sống đến ngày hôm nay”. Do đã nhiều năm mắc bệnh, sức khỏe ông Ân đã yếu đi nhiều, điều kiện kinh tế gia đình cũng ngày một khó khăn. Ông Ân tâm sự: “Nhà tôi vốn đã không khá giả, mắc bệnh hơn chục năm rồi, điều kiện sống ngày càng khó hơn. Được lọc thận ở trong tỉnh đỡ phần chi phí nào thì hay phần chi phí đó, chứ với những bệnh nhân như tôi, thêm vài chục ngàn đồng cũng là thêm gánh nặng”.
Hầu như 5 chiếc máy còn lại phải hoạt động hết công suất. Thay vì, trước đây mỗi 3,5 giờ là lọc được 6 bệnh, nhưng hiện tại chỉ có 5 bệnh nên dồn bệnh, các y, bác sĩ phải làm thêm cas 4 và làm cả ngày chủ nhật để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Bà Lưu Thị Chính, ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, kể: “Trước đây, máy không bị hư thì tôi được hẹn lọc thận giờ cố định và ngày cũng cố định. Giờ máy hư, bệnh với nhau phải nhường nhịn để ai cũng được chăm sóc sức khỏe. Hôm thứ hai, tôi được xếp lịch lọc lúc 6 giờ sáng, 5 giờ ở nhà đã xuất phát. Nhiều người lọc cas 4 đến 10 giờ đêm mới về nhà. Ước gì có thêm máy lọc thận cho bệnh nhân đỡ vất vả”.
Do thiếu máy nên việc xếp lịch lọc thận cho bệnh nhân cũng khiến các y, bác sĩ đau đầu. Bởi lẽ, phải xếp sao cho thuận tiện, bệnh nhân nào có thể đi sớm, hoặc về muộn do nhà gần bệnh viện thì xếp cas 1, cas 4. Những bệnh nhân khác thì xếp cas 2, cas 3 để tiện việc đi lại. Chị Ngô Thị Bé Nhí, làm việc ở khu Thận nhân tạo, cho biết: “Trước đây, với 43 bệnh nhân, mỗi tuần bộ phận chỉ làm 2 ngày 4 cas bệnh là ngày thứ hai và thứ sáu, được nghỉ ngày chủ nhật. Nhưng từ khi máy hư, hầu như ngày nào cũng làm cas 4 và làm luôn cả ngày chủ nhật”.
Cần sớm đầu tư mua máy
Theo ông Đoàn Văn Phước, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang: “Trước tình trạng này, mỗi khi bệnh viện tiếp nhận 1 cas cấp cứu có chỉ định lọc thận sẽ phải giảm thời gian lọc của những bệnh nhân lọc định kỳ mới đảm bảo được. Bố trí như vậy thì bệnh nhân phải quay trở lại lọc thận sớm hơn so với bình thường. Tuy nhiên, do điều kiện thiết bị y tế thiếu nên không thể làm khác hơn được”. Mặc dù chạy thận nhân tạo thông thường 3 lần/tuần phổ biến hơn, nhưng một số nghiên cứu cho rằng, chạy thận nhân tạo thường xuyên hơn sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn và các triệu chứng giảm. Tuy nhiên, do thiếu máy nên bệnh nhân không thể được lọc thận thường xuyên.
Có những bệnh nhân đã đến đăng ký lọc thận tại bệnh viện, nhưng do thiếu máy, bệnh viện không thể nhận bệnh. Vì vậy, không ít người mắc bệnh suy thận mãn phải đi tỉnh, thành khác để lọc thận. Do việc lọc thận phải duy trì thường xuyên, định kỳ nên lọc ở cơ sở y tế xa nhà cũng gây khó khăn rất nhiều về chi phí và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh do đường xa. Điều dưỡng Nguyễn Thành Hai, Khoa hồi sức tích cực - chống độc, cho biết: “Trước tình trạng hiện nay, nếu không đầu tư thêm máy lọc thận thì chỉ khi có người bỏ không lọc thận mới có thể nhận bệnh khác vào. Biết bệnh nhân gặp khó khăn, tuy nhiên, những cas bệnh đang lọc hiện tại cũng không thể trì trệ việc chữa bệnh được. Trước đây, chúng tôi đã ghi lại số điện thoại của một số bệnh nhân đến đây đăng ký, nhưng do không có máy nên không thể đáp ứng được yêu cầu cho họ. Bệnh nhân buộc phải đi lọc thận ở những cơ sở y tế tỉnh, thành khác”.
Tiếp xúc với những bệnh nhân lọc thận tại khu Thận nhân tạo của bệnh viện, chúng tôi biết được nhiều bệnh nhân không có phương tiện và người thân chăm sóc phải tự đi xe buýt, xe ôm mấy bận để đến đây lọc thận, chi phí cũng đáng kể vì phải đi thường xuyên. Do bệnh tật, không làm ra tiền nên mỗi lần đi lọc thận là mỗi lần khó khăn. Ông Đoàn Văn Phước, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cho biết thêm: “Bệnh viện sẽ sửa lại máy lọc thận và sẽ xã hội hóa để đầu tư thêm máy nhằm tạo điều kiện để bệnh nhân có thể lọc thận ở bệnh viện”. Hầu hết bệnh nhân suy thận mãn cần chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, trừ khi họ được ghép thận. Vì vậy, đầu tư máy lọc thận là một việc làm hết sức cần thiết và mang tính nhân văn sâu sắc.
Suy thận mãn là biến chứng của nhiều bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh gút, lupus... Khi thận bị suy thì khả năng thanh lọc một số chất tạo ra do quá trình chuyển hóa giảm, dẫn đến tình trạng tăng chất urê trong máu, đồng thời có sự ứ trệ muối, nước gây phù nề, ảnh hưởng đến huyết áp và tim. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
相关文章
随便看看