【nhận định trận hàn quốc hôm nay】GS Hoàng Tụy: Nhà Toán học, nhà sư phạm lỗi lạc của Việt Nam
GS Hoàng Tụy là một nhà khoa học nổi tiếng,àngTụyNhàToánhọcnhàsưphạmlỗilạccủaViệnhận định trận hàn quốc hôm nay thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với những nhận định sắc sảo về giáo dục.
Ông sinh năm 1927 ở làng Xuân Đài (nay là Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) trong một gia đình nghèo của một dòng họ giàu truyền thống nho học và yêu nước, dòng họ đã sinh ra Hoàng Diệu, vị Tổng đốc đã tuẫn tiết khi thành Hà Nội thất thủ năm 1882. Năm 15 tuổi, ông phải nghỉ học một năm vì ốm nặng. Nhưng thật trớ trêu, tai hoạ đó có lẽ lại là điều may mắn cho ông vì ông không thể theo học trường công, ông phải học ở một trường tư thục mà chủ yếu là phải tự học. Nhờ vậy, ông đã học xong trước chương trình và thi tốt nghiệp sớm một năm. Sau khi nhận bằng Tú tài phần I, việc học của ông lại bị gián đoạn vào những tháng đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trở lại Huế tháng 2 năm 1946, chỉ trong vòng 3 tháng, ông đã tự học và đỗ đầu trong kì thi lấy bằng Tú tài phần II.
GS Hoàng Tụy: Nhà Toán học lỗi lạc của Việt Nam được thế giới biết đến
Mùa hè năm 1946, ông dạy thêm kiếm tiền để ra Hà Nội học đại học. Nhưng được vài tháng thì việc học lại gián đoạn, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946. Ông trở về quê, làm giáo viên trung học ở vùng tự do Liên khu Năm. Chính trong thời gian này, ông đã viết cuốn sách giáo khoa Hình học nổi tiếng. Cuốn sách được in ở một nhà in kháng chiến. Theo ý kiến một số nhà toán học nước ngoài, rất có thể là cuốn sách toán đầu tiên trên thế giới được xuất bản bởi một Chính phủ đang kháng chiến!
Năm 1949, khi Chính phủ mở một số lớp toán trình độ đại học ở vùng tự do, ông quyết định dự thi. Tuy thi đỗ năm 1949 nhưng mãi đến năm 1951 ông mới lên đường rời quê hương ra Bắc. Đó là lúc ông phải tạm biệt người vợ mới cưới để đi theo một niềm say mê lớn suốt cuộc đời ông, đó là Toán học. Một lí do đặc biệt thôi thúc ông lên đường là tin Giáo sư Lê Văn Thiêm đã từ Châu Âu trở về Việt Bắc. Hồi đó, Giáo sư Lê Văn Thiêm, người Việt Nam đầu tiên có những công trình đăng trên tạp chí toán học quốc tế, người đã từ bỏ chức giáo sư ở một trường đại học Châu Âu để về nước tham gia kháng chiến, đang là thần tượng của nhiều trí thức trẻ Việt Nam.
Ròng rã mấy tháng trời, khi phải lặn lội trong những con đường rừng, đối mặt với sự rình rập thường xuyên của những mối nguy hiểm đến từ giặc Pháp, sốt rét rừng và hổ dữ, khi phải nghỉ lại ở Nghệ An để dạy học kiếm tiền cho chặng đường đi tiếp theo, cuối cùng thì ông đã đến được chiến khu Việt Bắc. Nhưng khi đến nơi, thay cho việc vào học thì ông lại được cử đi dạy. Ấy là vì những gì ông tự học được đã vượt quá chương trình đại học vài năm đầu tiên. Trong thời gian đó, ông viết nhiều bài quan trọng góp phần xây dựng nền giáo dục non trẻ của nước Việt Nam mới. Năm 1955, khi mới tròn 28 tuổi, ông được Chính phủ cử làm Trưởng ban Cải cách hệ thống các trường trung học.
Tháng 9 năm 1957 ông được cử đi Matxcơva để thực tập nâng cao trình độ. Chỉ trong vòng hơn một năm, ông đã thu được những kết quả có giá trị, công bố trong 5 công trình nghiên cứu ở các tạp chí toán học lớn nhất của Liên Xô. Ông được phép ở lại thêm một thời gian để làm thủ tục bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, và ông đã bảo vệ thành công vào tháng 4 năm 1959, tức là chỉ một năm rưỡi sau khi đặt chân đến đất Nga.
Mặc dù rất ham mê Lí thuyết hàm số thực, lĩnh vực mà ông đã có những đóng góp đáng kể và nhờ những đóng góp đó ông đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ, nhưng ông quyết định rời bỏ nó. Nguyên nhân của quyết định đó thật rõ ràng: lĩnh vực nghiên cứu đó mặc dù rất quan trọng đối với toán học, nhưng lại hầu như chưa tìm thấy ứng dụng nào trong thực tiễn. Ông trăn trở để tìm kiếm một lĩnh vực nào đó khả dĩ cần thiết trước mắt và lâu dài cho thực tiễn Việt Nam, đất nước đang phải đối diện với những khó khăn thiếu thốn hàng ngày.
Cuối cùng, ông đã chọn cho mình một hướng nghiên cứu mới: Vận trù học. Đó là bộ môn toán học, mà nói một cách nôm na, nghiên cứu các phương pháp tiến hành công việc sao cho hiệu quả nhất: hoặc là để tiết kiệm nhất (về thời gian, chi phí, đường đi,...), hoặc để đạt được nhiều sản phẩm nhất. Thuật ngữ “vận trù học” hồi đó còn chưa có trong tiếng Việt. Chính ông là người đã đưa từ đó vào ngôn ngữ Việt Nam. Cho đến ngày nay thì không chỉ các nhà toán học, mà hình như ai trong đời mình cũng đã từng có lần dùng chữ “vận trù” trong khi bàn bạc công chuyện hàng ngày.
Chính trong ngành khoa học mà ông đã tìm đến với hy vọng nó có thể giúp ích cho thực tiễn Việt Nam. Ông đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất của mình. Công trình nghiên cứu về “quy hoạch lõm” của ông năm 1964 đã trở thành kinh điển và là công trình mở đầu cho một hướng nghiên cứu mới trong vận trù học. Trước ông, người ta chỉ nghiên cứu cực tiểu hoá các “hàm lồi”, không phải vì trong thực tiễn chỉ gặp những hàm như vậy, mà chỉ vì đối với các hàm lồi, ta đã có những công cụ toán học để giải quyết. Khi bắt tay vào nghiên cứu vận trù học, Hoàng Tụy nhận thấy rằng, thực ra, các bài toán cần giải quyết trong cuộc sống thường lại không phải là hàm lồi, mà là hàm lõm. Thế là ông tìm cách xây dựng một lí thuyết mới, cho phép tìm cực tiểu các hàm lõm.
Ông kể lại: "Tôi còn nhớ một hôm được Viện trưởng Viện KH&CN Quốc gia mời đến để yêu cầu Viện Toán học phải chuyển mạnh hoạt động sang ứng dụng và huy động cán bộ đi làm thực tế. Mặc dù rất thông cảm với cấp trên nhưng tôi đành phải thẳng thắn đáp lại: nếu vậy thì cần thay viện trưởng Viện Toán chứ tôi không làm được việc đó. Cho nên cuộc đấu tranh bảo vệ quan niệm đúng đắn làm ứng dụng như thế nào cũng khá gay go, quyết liệt. May nhờ những nghiên cứu về lý thuyết hệ thống và toán kinh tế đã giúp tôi có được một cách tư duy hệ thống về các vấn đề quản lý kinh tế xã hội, nên nhiều lần tôi đã được các vị lãnh đạo cấp cao mời đến tham vấn. Năm 1978, Ban nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế do Thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ trì cũng đề nghị Viện Toán học tham gia một đề tài nghiên cứu. Không kể Viện Toán học đã đề xuất và tham gia thành lập Viện Toán Kinh tế ở Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước và Trung tâm Phân tich Hệ thống Ứng dụng ở Viện Quản Lý Kinh Tế T.Ư (tuy về sau các tổ chức này không phát huy được tác dụng mong muốn, nhưng điều đó không phải lỗi ở Viện Toán học). Với những hoạt động như vậy, không thể nói Viện Toán học co mình trong tháp ngà nghiên cứu lý thuyết xa vời".
Ngày nay, khi nhắc đến GS Hoàng Tụy là ngời ta nhắc đến quy hoạch lõm. Thuật ngữ khoa học thế giới về ngành này đã có thêm một từ mới ”nhát cắt Tụy” (tiếng Anh là “Tuy cut”). Chính công trình nghiên cứu của ông đã thúc đẩy việc hình thành một chuyên ngành mới trong toán học: lí thuyết tối ưu toàn cục. Nhiều nhà toán học nước ngoài coi Hoàng Tuỵ là “cha đẻ của Tối ưu toàn cục”. Đóng góp to lớn của Ông trong toán học đã đợc thừa nhận rộng rãi: Ông thường được mời làm báo cáo chính trong nhiều hội nghị quóc tế, tham gia ban biên tập của nhiều tạp chí toán học quốc tế.
Đặc biệt, để ghi nhận công lao của ông trong toán học, năm 1995, trường Đại học công nghệ Linkoping (Thuỵ Điển) đã tặng ông danh hiệu cao quý “Tiến sĩ danh dự”. Ông cũng là người đầu được trao giải thưởng Constantin Carathéodory (2011) của Hội Tối ưu toàn cục thế giới. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đượt đầu tiên (1996).
Nói đến Hoàng Tụy, không thể không nói đến ông với tư cách là một nhà giáo. Những ai đã từng được may mắn nghe các bài giảng của ông đều không thể nào quên ngọn lửa của tình yêu toán học mà ông luôn biết cách truyền cho họ với một niềm say mê lớn.
Là người suốt đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục, Giáo sư Hoàng Tụy thường trăn trở với những vấn đề đặt ra cho giáo dục hiện nay. Nhiều bài viết của ông về các vấn đề giáo dục trên các báo đã gây những tiếng vang lớn. Nhưng không thể thấy hết lòng thiết tha với sự nghiệp giáo dục nếu chỉ đọc các bài viết của ông, mà phải trực tiếp nghe ông nói. Người ta có thể đồng ý hay không đồng ý với những quan điểm nào đó của ông, nhưng không ai không cảm động trước nhiệt tình của ông khi trình bày những quan điểm đó. Không giống những người đang phát biểu trong cuộc họp, ông như đang giãi bày tâm sự sâu nặng của mình. Và trong cách ông nói, dường như có cả sự day dứt của một con người khi chưa hoàn thành được ước nguyện nào đó của cuộc đời mình.
Giáo sư Hoàng Tụy đã viết hơn 100 công trình trên các tạp chí quốc tế. Ông đã được tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt đầu tiên. Tưởng thế cũng đã là đủ cho một cuộc đời, một sự nghiệp. Nhưng không, với ông thì đóng góp bao nhiêu cho khoa học, cho đất nước vẫn là chưa đủ. Ông vẫn tiếp tục viết, tiếp tục sáng tạo. Mái đầu ông bạc sớm ngay từ tuổi ba mơi, nhưng tấm lòng và nhiệt tình của ông với khoa học và giáo dục thì vẫn còn trẻ mãi.
Minh Tâm
-
Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?Phát huy nguồn lực di tích lịch sử văn hóaChăm lo tết cho công nhân xa quêTân Hiệp làm tốt công tác giảm nghèoThủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt NamTổ đại biểu HĐND tỉnh bàn giao nhà đại đoàn kếtKiểm tra hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ tại Hớn QuảnDiễn đàn công an lắng nghe ý kiến nhân dân: “Cầu nối” giữa người dân và công an địa phươngLý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65AChung tay xây dựng nếp sống văn minh
下一篇:Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Hơn 500 đảng viên được bồi dưỡng chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước
- ·UBND tỉnh thông qua 7 nội dung trình tại kỳ họp chuyên đề HĐND tháng 11
- ·Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2019: Hoàn thành với chất lượng cao
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Phát triển đồng bộ đường giao thông
- ·Vững tin bước vào năm học mới
- ·Quy định 132
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Hội LHPN phường Tân Định: Ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường
- ·Bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại Học viện Ngoại giao Bangladesh
- ·Chủ tịch nước dự Lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Second Việt Nam
- ·C.P. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vì một hành trình phát triển bền vững
- ·Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Sức bật từ nông thôn mới
- ·Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động kiểm tra tại Công an tỉnh Bình Phước
- ·Vận động trao tặng 4.000 phần quà tết cho gia đình nghèo, khó khăn
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Liên đoàn lao động huyện Dầu Tiếng: Thực hiện tốt công tác phát triển tổ chức công đoàn
- ·Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
- ·Bình Phước
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Thành phố Thủ Dầu Một: Quyết tâm đột phá về cải cách thủ tục hành chính
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Đa dạng các hoạt động giáo dục học sinh
- ·Ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong công nhân
- ·170 cán bộ được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Kiểm tra toàn diện công tác biên phòng năm 2023
- ·Giới chuyên gia đề cao quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Việt Nam
- ·Hành trình về nguồn
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Những con đường “ý Đảng lòng dân”