您的当前位置:首页 > World Cup > 【lịch as roma】Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản 正文

【lịch as roma】Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản

时间:2025-01-25 20:51:46 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Dịch bệnh bùng phát ngay thời điểm nông sản vào vụ thu hoạch rộ đã lịch as roma

Dịch bệnh bùng phát ngay thời điểm nông sản vào vụ thu hoạch rộ đã khiến cho nhiều nông hộ rơi vào cảnh khó khăn. Tuy nhiên,ềugiảiphptiuthụnngsảlịch as roma nhờ nhận định đúng tình hình, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đã giúp cho nhiều nông dân kịp thời tháo gỡ.

Nông dân thu hoạch lúa Hè thu lúc này bán được giá từ 5.000-6.000 đồng/kg, tùy giống. Ảnh: T.TRÚC

Vụ lúa Hè thu ở huyện Phụng Hiệp đang vào vụ thu hoạch rộ. Theo thống kê trong tháng 8 này toàn huyện sẽ thu hoạch khoảng 11.000ha, tổng sản lượng lúa ước đạt khoảng 80.000 tấn. Tập trung chủ yếu ở các địa phương như thị trấn Kinh Cùng, xã Hòa An, Hòa Mỹ, Phương Bình, Thạnh Hòa. Để giúp người dân thu hoạch lúa, thời gian qua huyện Phụng Hiệp đã huy động được 69 máy gặt đập liên hợp, trong đó 49 máy là của người dân địa phương, 20 máy ở địa phương khác sang từ đầu tháng 5 để hỗ trợ người dân. Mặt khác huyện cũng tạo mọi điều kiện cho thương lái người địa phương tiếp cận thu mua lúa của người dân.

Canh tác gần 1ha lúa Hè thu chuẩn bị thu hoạch, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Huỳnh Thanh Sơn, ở xã Hòa An, đã hợp đồng được máy gặt đập liên hợp, bên cạnh đó ông cũng chốt xong giá bán lúa cho thương lái với giá 5.800 đồng/kg. Ông Sơn cho biết: “Cách đây một tháng, gia đình lấy cọc lúa 6.000 đồng/kg, tuy nhiên những ngày qua dịch bệnh diễn biến phức tạp nên thương lái xin giảm 200 đồng/kg để hỗ trợ cho việc làm các xét nghiệm phòng chống dịch. Thấy vậy gia đình cũng chấp nhận, bởi thời điểm dịch bệnh này cái gì cũng khó, bán được lúa là rất mừng”.

Tại huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, nhiều địa phương nơi đây cũng bước vào thời điểm thu hoạch lúa Hè thu. Ở hai địa phương này, diện tích gieo sạ lên đến hơn 27.800ha, dù giá lúa lúc này có giảm so với tháng rồi từ 200-300 đồng/kg nhưng nông dân vẫn thấy an tâm vì có thương lái đến thu mua. Anh Nguyễn Trung Kiên, ở ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết cũng vừa liên hệ và kết nối với thương lái để lấy tiền cọc cho gần 3ha lúa OM 18 còn khoảng 10 ngày nữa thu hoạch, với giá 6.000 đồng/kg. Theo anh Kiên, dù đang vào lúc dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn có thương lái thu mua lúa cho nông dân là điều đáng mừng. Người dân vùng này đa phần chỉ sản xuất 2 vụ lúa/năm, nếu bán được giá thì sẽ có nhiều điều kiện để đầu tư cho vụ lúa Đông xuân tới.

Những ngày qua, các ngành chức năng tỉnh không chỉ hỗ trợ bà con thu hoạch lúa, mà nhờ việc triển khai thực hiện các điểm tập kết hàng hóa gắn với luồng xanh quốc gia để vận chuyển và tiêu thụ cũng đã giúp cho nhiều mặt hàng nông sản như các loại rẫy dây, trái cây tiêu thụ ổn định. Chỉ trong khoảng 20 ngày qua, các HTX, tổ hợp tác và nông dân trong tỉnh đã được kết nối tiêu thụ sản phẩm với sản lượng hàng trăm tấn gạo, khóm, trái cây, rau màu, cùng nhiều sản phẩm chế biến từ cá và trứng vịt tươi của người dân trong tỉnh.

Canh tác 120 gốc ổi Đài Loan và ổi Rubi, sản lượng vụ này gần 6 tấn trái. Cách đây gần 10 ngày, gia đình bà Nguyễn Thị Tú, ở thị trấn Cây Dương, còn lo lắng về đầu ra. Bởi ở đâu cũng giãn cách, thương lái không tiếp cận được vườn để thu mua. Tuy nhiên, gần 1 tuần nay nhờ các điểm tập kết, có các thương lái đặt hàng nên gia đình cách ngày thu hoạch từ 200-300kg ổi mang lại các điểm tập kết để thương lái thu mua với giá 9.000 đồng/kg. Chỉ thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg. Bán được nông sản, bà Tú vui mừng cho biết: “Thương lái cần bao nhiêu sẽ liên hệ với mình, thu hoạch xong bỏ vào bọc 10kg hoặc 20kg sau đó sẽ có người đến nhà để thu mua. Riêng đối với những thương lái ở xã thì mình mang ra các điểm tập kết thì họ sẽ xuống nhận”.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, để hỗ trợ bà con thu hoạch các loại nông sản, thời gian qua huyện cũng đã tổ chức làm việc với các vựa cá, vựa nông sản trên địa bàn. Theo đó đã vận động được 1 vựa cá, 1 HTX, 1 công ty chế biến trên địa bàn đảm bảo việc tiêu thụ 840 tấn thủy sản thu hoạch trong tháng, trung bình mỗi ngày nông dân trong huyện thu hoạch từ 30-40 tấn thủy sản. Riêng các loại nông sản như hoa màu, rẫy dây, trái cây sẽ được hơn 20 vựa nông sản trên địa bàn tiến hành thu mua tập kết tại các điểm quy định, gắn với luồng xanh để tiêu thụ.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, huyện đã làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Y tế để tìm hướng giải quyết đầu ra nông sản cho người dân. Theo đó, về thủy sản thì đã tìm được 4 doanh nghiệp tham gia vận chuyển tiêu thụ. Còn đối với mặt hàng gạo thì đang chuẩn bị hoàn tất các thủ tục để những cơ sở xay xát trên địa bàn có thể vận chuyển gạo đến các thị trường như Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ để tiêu thụ. Riêng đối với các mặt hàng nông sản khác sẽ vận động bà con và các thương lái thu mua tập trung tại luồng xanh để tiêu thụ.

Việc triển khai các giải pháp đồng bộ trong thu hoạch và tiêu thụ nông sản là cơ sở để điều tiết hàng hóa, vừa giải quyết được tình trạng hàng hóa nơi thừa nơi thiếu, vừa giúp nông dân thu hoạch được nông sản để ổn định cuộc sống trong mùa dịch. Đặc biệt mới đây, Sở NN&PTNT Hậu Giang còn đề xuất UBND tỉnh tổ chức phát động các địa phương trong tỉnh tham gia thu mua giải cứu nông sản cho người dân. Tinh thần giải cứu nông sản là địa phương nào không có loại trái cây đang gặp khó về đầu ra thì tổ chức thu mua hỗ trợ cho bà con ở địa phương đang cần được giải cứu. Việc làm này nhằm giải quyết đầu ra cho rau màu, thủy sản, trái cây trên địa bàn, giúp nông dân bán được hàng hóa, tái đầu tư sản xuất. Nhất là sau khi khơi thông khâu vận chuyển thì một số hàng hóa nông sản, trái cây của người dân cũng đã bắt đầu tăng giá trở lại.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, trong tháng 8 này, dự kiến khả năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 262.125 tấn. Trong đó, lúa là 241.561 tấn, cây ăn trái các loại là 9.257 tấn, rau màu các loại là 5.975 tấn, chăn nuôi là 3.293 tấn, trứng gà, trứng vịt là 8,39 triệu quả và thủy sản là 2.037 tấn... Trong khi nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh chưa đến 10%, số còn lại cần phải bán ra thị trường. Vì vậy, Sở NN&PTNT Hậu Giang đã rà soát các đơn vị có nhu cầu để kết nối tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa.

 

 

T.TRÚC - D.KHÁNH