【nhận định bóng đá của chuyên gia】Người thắng kẻ thua trong hội nhập

时间:2025-01-12 09:58:45 来源:88Point
nguoi thang ke thua trong hoi nhap bai cuoi doanh nghiep lam gi de tru vung
LS Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM

Sau hơn 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh số DN Việt Nam trụ vững trước sự thay đổi của thị trường, cũng có rất nhiều DN ngày càng thu hẹp thị phần, thậm chí thua lỗ và phải rời bỏ thị trường. Vậy đâu là

khó khăn của những DN này, thưa ông?

Với việc gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa rất lớn. Điều này cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ dẫn tới môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt. Trong khi các DN Việt Nam yếu kém so với DN nước ngoài cả về vốn, công nghệ và về năng suất lao động, nên gặp rất nhiều rủi ro và thua thiệt khi cạnh tranh. Chính vì vậy, chỉ có một vài DN phát triển được như Vinamilk, hoặc một số DN mới như TH True Milk hay những DN chuyển mình được như Vissan… Nhưng sự phát triển này không lớn, Việt Nam có rất ít thương hiệu quốc gia để có thể đi ra thế giới. Một số thương hiệu như Thái Bình Shoes, Thái Tuấn cũng mới chỉ ở mức độ hạn chế chứ chưa thể cạnh tranh ngang hàng với các tập đoàn nước ngoài.

Hầu hết DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng chuyển đổi rất khó khăn. Chẳng hạn trước yêu cầu của môi trường, thị trường có xu hướng sử dụng bao bì thân thiện môi trường, nếu DN không chuyển đổi được thì sẽ chết. Một số khác thì không cạnh tranh được với những “người khổng lồ” trong cùng ngành hàng. Sắp tới, khi thực hiện các cam kết trong CPTPP, các sản phẩm sữa từ Úc, Canada sẽ tràn qua Việt Nam cạnh tranh với sữa nội với mức thuế về 0%. Do đó, các DN sữa Việt Nam cũng phải có chiến lược chuẩn bị.

Trong khi đó, khi ký hiệp định FTA, Chính phủ các nước đã nghiên cứu lộ trình, chiến lược cho hàng hóa của họ đi ra ngoài. Ví dụ như Thái Lan đã chuẩn bị các điểm bán lẻ để đưa hàng hóa xâm nhập thị trường Việt Nam cũng như các nước khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành. Tương tự, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng luôn có chương trình chuẩn bị sẵn sàng để DN tận dụng lợi thế. Trong khi Việt Nam không có chương trình chiến lược như vậy. Thậm chí khi tham gia WTO, Việt Nam đã có một lộ trình để giải quyết vấn đề bán lẻ, thậm chí còn có thỏa thuận về việc xem xét những nhu cầu kinh tế (ENT) để cho phép DN FDI mở điểm bán lẻ thứ hai. Nhưng mãi đến năm 2018 Việt Nam mới có hội đồng đánh giá về ENT. Như vậy là quá chậm trong khi các nước đã xâm nhập và chiếm lĩnh tất cả các vị trí thuận lợi.

Như vậy, nếu không có chiến lược chuẩn bị bài bản và toàn diện thì câu chuyện không tận dụng được các cơ hội khi gia nhập WTO sẽ lặp lại ở những FTA mới?

Việt Nam vừa ký kết xong EVFTA nhưng đến nay tôi vẫn chưa thấy có công bố nào về lộ trình tác động và các DN phải làm gì, Nhà nước phải làm thế nào, mà mới chỉ có một vài báo cáo, hội nghị chung chung của một số đơn vị. Cần lưu ý rằng việc chuẩn bị lộ trình phải được thực hiện ngay từ khi đàm phán. Mặc dù Việt Nam đàm phán rất tốt và thường dành được nhiều thuận lợi, nhưng việc tận dụng thuận lợi lại chưa tốt. Do đó cần phải có nhiều diễn đàn giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các hiệp hội để lắng nghe tiếng nói của DN, từ đó thay đổi chính sách và có những chương trình tạo điều kiện cho DN tận dụng lợi thế từ các FTA.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hướng M&A ngày càng trở nên phổ biến, ông có bình luận gì về việc nhiều thương hiệu Việt rơi vào tay các ông chủ nước ngoài?

Việc chuyển đổi chủ sở hữu trong hội nhập quốc tế là chuyện bình thường. Một số DN Việt Nam cũng mua lại các nhà máy, công ty ở nước ngoài. Tôi cho rằng việc ai làm chủ không quan trọng mà sản phẩm đó có phải tự hào của hàng Việt hay không mới là điều quan trọng. Cụ thể, tôi vẫn tin bia Sài Gòn vẫn là sản phẩm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các thương hiệu Việt đều sẽ bị thâu tóm hoặc chấp nhận để nước ngoài thâu tóm. Nhiều DN Việt Nam đã thành công nhờ chọn đúng phân khúc cho sản phẩm của mình. Ví dụ như thương hiệu bánh ABC của ông Kao Siêu Lực. Khi các chuỗi đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria… tràn vào Việt Nam, thay vì cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu này, ABC đã chọn cách cung cấp bánh mì cho các chuỗi này. Theo đó, hệ thống của FKC, Lotteria càng mở rộng, ABC càng bán được nhiều bánh mì. Không những vậy, ABC còn nhận làm bánh trung thu cho các nhãn hiệu lớn như Givral,… Hay một DN khác ở quận 10 trong lĩnh vực gỗ cũng đã thành công trong việc trở thành nhà cung cấp gỗ cho các DN Nhật. Ban đầu DN này chỉ bán cho 1 công ty của Nhật, sau đó các công ty Nhật Bản khác khi qua Việt Nam cũng mua gỗ của DN này. Nhờ đó, thay vì trước kia DN này phải xuất khẩu đi Trung Đông với nhiều rủi ro, thì này chỉ cần bán trong nước nhưng vẫn “khỏe re”. Ngay cả thị trường nước tinh khiết cũng đang còn rất nhiều tiềm năng. Chính vì vậy nhiều hãng nước ngọt, hãng sữa khổng lồ như Coca Cola, Pepsi hay Vinamilk cũng đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

Ông có góp ý gì cho cơ quan Nhà nước và các DN để Việt Nam có thể hội nhập thành công hơn nữa trong thời gian tới?

Đối với DN, có 2 vấn đề cần quan tâm đó là chất lượng và thương hiệu. Thị trường Việt Nam hiện nay đã tập trung hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới, nên bắt buộc phải có chất lượng và thương hiệu mới cạnh tranh được. Khi đứng trước hai sản phẩm có giá tương đương nhau, nếu sản phẩm Việt Nam không có thương hiệu thì người mua sẽ chọn sản phẩm nước ngoài, nhưng nếu có thương hiệu, chẳng hạn như mì Miliket thì chắc chắn hàng Việt sẽ có cơ hội nhiều hơn vì dù gì người tiêu dùng Việt Nam vẫn dành một cảm tình nhất định cho các thương hiệu Việt quen thuộc. Ngoài ra, từ câu chuyện thành công của các DN tôi vừa nêu ở trên, có thể thấy việc nắm bắt xu hướng thị trường và linh hoạt chuyển đổi sẽ giúp DN trụ vững trước những thay đổi của thị trường.

Về phía cơ quan Nhà nước cần phải thay đổi các chính sách quản lý kinh tế cho phù hợp với các FTA đã ký kết; thay đổi về pháp luật cho phù hợp như pháp luật về đầu tư, thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ và kể cả công đoàn… Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực hội nhập và đạo đức công vụ của các cán bộ công chức.

Xin cảm ơn ông!

nguoi thang ke thua trong hoi nhap bai cuoi doanh nghiep lam gi de tru vungNgười thắng kẻ thua trong hội nhập - Bài 3: Ẩn số sau thâu tóm
nguoi thang ke thua trong hoi nhap bai cuoi doanh nghiep lam gi de tru vungNgười thắng kẻ thua trong hội nhập- Bài 2: Sánh vai “người khổng lồ"
nguoi thang ke thua trong hoi nhap bai cuoi doanh nghiep lam gi de tru vungNgười thắng kẻ thua trong hội nhập - Bài 1: Sàng lọc khốc liệt
推荐内容