Đây là thông tin được Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish cho biết tại buổi họp báo chiều ngày 26/2/2018,ủtịchnướcTrầnĐạiQuangsẽthămchínhthứcẤnĐộtừđội hình rb leipzig gặp werder bremen tại Hà Nội.
Theo Đại sứ Parvathaneni Harish, đây là lần thứ 4 một Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Ấn Độ. Trước đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958, Chủ tịch Trần Đức Lương năm 1999 và Chủ tịch Trương Tấn Sang năm 2011.
Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ thăm Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) và thủ đô New Delhi. Tại đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống Ấn Độ Kovind, Thủ tướng Modi và các cuộc tiếp xúc với một số nhà lãnh đạo Ấn Độ khác.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự kiến sẽ có 1 bài phát biểu về chính sách và gặp các học giả Ấn Độ tại Bảo tàng và Thư viện tưởng niệm Nehru ở New Delhi.
Theo dữ liệu của Ấn Độ, thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD và cả hai nước đều cam kết cố gắng đạt được mục tiêu đặt ra bởi các nhà lãnh đạo là nâng thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong các nước ASEAN và Ấn Độ nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Đại sứ Parvathaneni Harish cho biết, Việt Nam - Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016 trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi. Trong chuyến thăm Ấn Độ cấp nhà nước lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một số hiệp định quan trọng sẽ được ký kết để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó, có việc hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, hợp tác nông nghiệp và hợp tác an ninh quốc phòng.
Đặc biệt, hai bên sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Ấn Độ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại - lĩnh vực trụ cột trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đạt thương mại song phương 15 tỷ USD vào năm 2020.
Đánh giá về ý nghĩa của chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Đại sứ Parvathaneni Harish nhận định, sau chuyến thăm thành công và gặt hái nhiều kết quả của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Ấn Độ hồi tháng 1/2018, chuyến thăm cấp Nhà nước lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mở ra một cơ hội quan trọng để lãnh đạo cấp cao nhất của Ấn Độ và Việt Nam gặp gỡ, thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đưa ra lộ trình tăng cường hợp tác song phương trong tương lai.
Tháp tùng chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sẽ có một phái đoàn lớn các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ, với khoảng hơn 200 doanh nghiệp từ cả 2 phía, trong đó có cả các doanh nghiệp Ấn đã có các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Theo Đại sứ Parvathaneni Harish, mối quan hệ Việt - Ấn trong lĩnh vực thương mại và kinh tế hiện nay còn rất nhiều dư địa và cơ hội hợp tác. Mục tiêu quan trọng của hai quốc gia đặt ra không chỉ là đạt được 15 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2020 mà còn là khám phá và thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mới. Vì vậy, sự hiện diện của một phái đoàn lớn các doanh nghiệp Việt trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang hy vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa trong sự hợp tác giữa hai bên./.
Luyện Vũ