【kết quả tucuman】Thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
Tham mưu phát hành trái phiếu Chính phủ,ôngquaNghịquyếtvềchínhsáchtàikhoátiềntệhỗtrợphụchồikinhtếkết quả tucuman huy động vốn cho chương trình phục hồi kinh tế | |
Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng |
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: quochoi.vn |
Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022
Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, về chính sách miễn, giảm thuế: giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%).
Việc giảm thuế suất này trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng thời, cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Về chính sách đầu tư phát triển: tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm: y tế (tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, …).
An sinh xã hội, lao động, việc làm (cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 5 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng).
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi...; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng)…
Về chính sách tài khóa khác, Nghị quyết nêu rõ: hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm (sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021).
Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Về chính sách tiền tệ: nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên…
Tăng bội chi ngân sách tối đa 240 nghìn tỷ đồng
Ở nội dung phương án huy động nguồn lực, theo Nghị quyết, để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1-1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng).
Trong đó, năm 2022 tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8 nghìn tỷ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định. Năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định.
Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp khác để khai thác các nguồn lực thông qua: sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong các kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tiết kiệm, tiết giảm tối đa các khoản chi, điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, khoản mục chi trong phạm vi thẩm quyền.
Sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp để huy động thêm nguồn lực thực hiện Chương trình; đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn từ tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội,...
Liên quan đến áp dụng một số cơ chế đặc thù, Nghị quyết nêu rõ: cho phép Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình.
Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân cấp, phân quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông vận tải.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Riêng đối với chính sách tài khóa quy định tại các điểm 1.2 và 1.3 khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết được áp dụng cho năm ngân sách 2022 và 2023.
下一篇:Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
相关文章:
- Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan
- Lầu Năm Góc nêu lý do từ chối cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa vào Nga
- Australia mua lô tên lửa Mỹ trị giá 4,7 tỷ USD
- Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội nghị Nhóm BRICS mở rộng
- Máy bay dân sự bị tên lửa bắn rơi ở Sudan, không ai sống sót
- Công dân Nga có thể có mặt trên máy bay bị bắn hạ ở Châu Phi
- Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- Việt Nam tham gia tích cực tại BRICS mở rộng, khẳng định khát vọng vươn mình
相关推荐:
- Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- Elon Musk hứa trao thưởng 1 triệu USD/ngày cho người ủng hộ ông Trump
- Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội nghị Nhóm BRICS mở rộng
- Australia mua lô tên lửa Mỹ trị giá 4,7 tỷ USD
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Thị trưởng Seoul: Hàn Quốc cần vũ khí hạt nhân
- Thủ tướng đề nghị Nga giúp đỡ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
- Lũ quét khủng khiếp ở Tây Ban Nha: Nước ngập đến cổ mới thấy cảnh báo
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Trụ sở mới của Huawei: Rộng gấp 10 lần Google, dùng cả tàu điện để di chuyển
- 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn