游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:11:44
Do dâu?
Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện nay, khu vực hành chính sự nghiệp có khoảng hơn 200 nghìn cơ sở nhà đất với tổng diện tích đất khoảng 2.605 triệu m2, diện tích nhà khoảng 142 triệu m2. Mục đích của các cơ sở này là để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố do quá trình lịch sử, quá trình biến động tổ chức bộ máy của các cơ quan tổ chức đơn vị, sau khi rà soát, sắp xếp lại theo đúng tiêu chuẩn, định mức thì xuất hiện một bộ phận nhà đất dôi dư. Quỹ đất này được ưu tiên điều chuyển, bố trí cho một cơ quan Nhà nước khác chưa có hoặc thiếu trụ sở sử dụng. Nếu không có cơ quan nào đăng ký thì mới giao cho đơn vị sự nghiệp khai thác hoặc là bán, chuyển nhượng ra thị trường. |
Ông Long đưa ra một ví dụ điển hình là vụ việc Công ty Điện Quang thuê lại giá rẻ mảnh đất 12 Tôn Đản với diện tích 4.700m2 trong quá trình cổ phần hóa, sau đó chuyển đổi sang mục đích, liên doanh với một DN khác xây dựng tòa nhà trên 320 căn hộ và 3 sàn cho thuê, thu lợi lớn và quy trình thủ tục chuyển đổi mục đích cũng không đúng pháp luật.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết: Trên thực tế, đa số các DN bất động sản (BĐS), các nhà đầu tư BĐS làm ăn khá ngay thẳng và minh bạch. Để phát triển các dự án, DN phải tự bồi thường giải phóng mặt bằng, đất đai của người dân theo giá thị trường, theo sự thỏa thuận để có được quỹ đất. Tuy nhiên, có một số DN, chủ đầu tư đã sử dụng những phương thức “thân hữu”, tạo mối quan hệ, cấu kết với một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn để có được những mặt bằng công với giá rẻ hơn nhiều so với thị trường thông qua hình thức chỉ định thiếu minh bạch. Những mặt bằng này chủ yếu là dôi dư trong quá trình sắp xếp lại, trong quá trình di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong thành phố ra các khu công nghiệp hay trong quá trình cổ phần hóa.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho rằng: Về mặt pháp luật, từ năm 1998 đến nay, việc phân cấp trong quản lý nhà đất công đều đã được quy định rõ. Theo đó, nhà đất của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành nhà đất của Trung ương và nhà đất của địa phương. Tài sản của cấp nào cấp đó chịu trách nhiệm quản lý và quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà đất của các cơ quan đơn vị thuộc quản lý của mình. Bên cạnh đó, trong quy định về bán, chuyển nhượng với nhà đất thì cơ bản đều quy định thực hiện đấu giá công khai theo pháp luật, việc bán chỉ định chỉ được diễn ra trong một số trường hợp đặc biệt nhất định và những trường hợp đó đều phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy có thể thấy, về mặt pháp luật có thể nói khá chặt chẽ song khâu tổ chức thực hiện công tác quản lý tài sản của cán bộ công chức trực tiếp còn nhiều vấn đề phải bàn. “Nếu cán bộ công tâm, quản lý đúng nhiệm vụ của người cán bộ công chức trong thi hành công vụ thì khó có thể xảy ra những việc đáng tiếc? - ông Thịnh khẳng định. Do đó, Bộ Tài chính nhận thấy việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý sử dụng tài sản là hết sức quan trọng.
Cần minh bạch trong xác định giá đất
Chia sẻ về giải pháp, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết: Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Khi triển khai Luật này, Bộ Tài chính nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các bộ, ngành, địa phương từ việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền, chuẩn bị văn bản ở các cấp,... đều được làm tốt và đồng bộ. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có một bước chuyển quan trọng là từng bước giao cho một đơn vị chuyên nghiệp để xử lý tài sản. Đơn vị này nắm chắc về luật pháp và làm thường xuyên hơn thì xử lý sẽ hiệu quả hơn các đơn vị quản lý tài sản tự làm, một năm chỉ có một vài lần, thậm chí cả một nhiệm kỳ thủ trưởng đơn vị cũng chỉ xử lý một vụ việc bán, chuyển nhượng nhà đất công.
Theo đại diện Bộ Tài chính, trong Luật còn có một quy định rất mới là tới đây sẽ xây dựng một Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để tất cả các giao dịch đầu ra như cho thuê, chuyển nhượng, bán, cho thuê quyền khai thác tài sản công được thực hiện điện tử, con người không thể can thiệp. Ưu điểm của việc này là sự công khai, minh bạch, khi đấu giá những người tham gia hoàn toàn không biết nhau nên không thể khống chế được nhau nên giá sẽ tốt hơn. Hiện nay, cơ sở pháp lý để xây dựng Hệ thống này cơ bản đã đầy đủ. Bộ Tài chính đang xây dựng phương án lựa chọn nhà đầu tư, DN phần mềm trên tinh thần Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công sẽ do cơ quan Nhà nước độc lập với cơ quan có tài sản bán và người tham gia giao dịch quản lý, vận hành.
Một giải pháp nữa được đưa ra trong Luật mới là việc quy định sẽ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát thường xuyên hơn, đặc biệt là giám sát của cộng đồng để có thể phát hiện dấu hiệu vi phạm sớm và xử lý kịp thời. Cùng với biện pháp phát hiện, Bộ Tài chính đang đánh giá để sửa lại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng quy định rõ ràng, cụ thể hơn những hành vi vi phạm và mức xử phạt cao hơn hiện tại vừa để răn đe, ngăn chặn, vừa xử lý hành vi vi phạm có thể xảy ra. Như vậy, có thể nói, những “lỗ hổng” trong pháp luật quản lý, sử dụng nhà đất công đã giải quyết một cách căn bản với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
Cho rằng những giải pháp Chính phủ đã và đang đặt ra là một sự tiến bộ thấy rõ, song ông Lê Hoàng Châu cho rằng, trong thực hiện cần phải hoàn thiện cơ chế xác định giá đất cụ thể một cách chuẩn mực vì giá khởi điểm của đấu giá cũng bắt đầu thông qua xác định giá cụ thể, vừa đảm bảo thu hút đầu tư vừa không quá thấp để thất thoát. Ngoài ra, Nhà nước cũng phải có cơ chế giám sát hoạt động của Trung tâm đấu giá tài sản của địa phương vì nếu cơ chế hoạt động của đơn vị này không lành mạnh, minh bạch thì vẫn có thể dẫn đến tiêu cực trong đấu giá cũng như đấu thầu dự án dẫn đến thất thoát tài sản công. Ông Châu cũng khuyến nghị nên giao cho ngành Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề giá, bao gồm cả giá đất, không tách ra nửa đầu là ngành Tài nguyên môi trường xác định giá đất rồi sau đó đưa qua Sở Tài chính thẩm định giá.
TS. Ngô Trí Long cũng đồng tình rằng thất thoát lớn nhất hiện nay là xuất phát từ việc tính giá đất khi cho thuê, giao đất hoặc bán đất với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Do vậy, lựa chọn một phương pháp chuẩn mực để xác định giá khởi điểm. Trong quá trình xác định giá, Nhà nước cũng nên xem xét lại quy định khung giá đất khi giao dịch. Tuy việc đặt ra khung giá nhằm đảm bảo thu hút đầu tư cũng như đảm bảo người dân không chịu quá nhiều thiệt thòi khi giải phóng mặt bằng song khung giá lại làm mất tính chủ động sáng tạo và tính cụ thể của địa phương, chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường. Cho nên, ông Long đề nghị Chính phủ giao toàn quyền cho địa phương ban hành bảng giá đất, khung giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất và địa phương chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhân dân địa phương về giá đất phù hợp với thị trường.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接