【nhận định trận mu hôm nay】Trình Bộ Chính trị đề án kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng

Chiều 30/6,ìnhBộChínhtrịđềánkiểmsoátquyềnlựctrongphòngchốngthamnhũnhận định trận mu hôm nay Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và lễ trao tặng huy hiệu Đảng.

Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư 7 đề án

Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, 6 tháng đầu năm 2021, Ban đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra. Trong đó nổi bật là Ban đã nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư 7 đề án về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN) và cải cách tư pháp. Hoàn thiện 6 đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

{ keywords}
Toàn cảnh hội nghị 

Cụ thể là Quy định khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc khối các cơ quan nội chính theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII và đáp ứng tình hình mới.

Đề án "Nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng".

Đề án “Tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành hoặc chỉ đạo ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực PCTN”.

Đề án “Về tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026”.

Đề án sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, qua hai vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ, nhiều quan chức, cựu quan chức đã được đưa ra xét xử. Trong đó, tòa đưa ra các mức án nghiêm khắc, có tính chất răn đe cao. 

Từ hai vụ án của hai nhân vật này, cơ quan điều tra đã đưa ra 10 vụ án để điều tra, xét xử. Đến nay, đã xét xử sơ thẩm được 9 vụ án trong số này.

Sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10 ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí”.

Triển khai xây dựng Đề án “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” (trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII tháng 10/2022).

Ngoài ra, Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu ban hành Thông báo Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo để chỉ đạo xử lý các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ; phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý đối với các vụ án, vụ việc ở cả 3 cấp độ…

Rà soát các vụ án, vụ việc đẩy nhanh tiến độ xử lý

Trong nửa năm qua, Ban Nội chính Trung ương thẩm định, tham gia ý kiến có chất lượng đối với nhiều dự án luật, đề án, văn bản quan trọng về nội chính, PCTN và CCTP; tham gia có trách nhiệm về công tác cán bộ theo thẩm quyền.

Cụ thể, Ban đã phát biểu ý kiến với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV và 22 đề án, văn bản do Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng, ban cán sự đảng, các cơ quan gửi xin ý kiến.

Ban đã tham gia ý kiến với Tiểu ban nhân sự Đại hội XIII của Đảng về nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; về bổ nhiệm và phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh cán bộ diện Trung ương quản lý giai đoạn 2021-2026 ở một số cơ quan Trung ương.

Ban tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm 1 Kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao; bổ nhiệm 4 Thẩm phán TAND tối cao; bổ nhiệm, thăng quân hàm cấp tướng đối với 59 quan sỹ cao cấp trong lực lượng vũ trang.

Đồng thời, Ban tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy quản lý của 26 tỉnh, thành phố.

Ban cũng thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên; cung cấp thông tin, kịp thời định hướng dư luận, xử lý khó khăn, vướng mắc, không để xảy ra biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hoặc “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

{ keywords}
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. Ảnh: VOV

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm dứt khoát phải hoàn thành xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư các đề án còn lại không để kéo dài thêm.

Trong đó có 3 đề án: Kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực Phòng chống tham nhũng; tiêu chuẩn chức danh cán bộ ngành nội chính; nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng phải hoàn thành trong tháng 8 tới đây.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu rà soát các vụ án, vụ việc, tham mưu chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo…

Cùng với đó tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp ở địa phương và các bộ ngành Trung ương.

Trong đó, ông Trạc nhấn mạnh đến việc kịp thời nắm bắt các vấn đề nổi lên về an ninh trật tự, các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp mà báo chí, dư luận quan tâm để tham mưu, chỉ đạo xử lý…

Thu Hằng 

Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Có cơ chế để bảo vệ những người tố cáo, chống tham nhũng

Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Có cơ chế để bảo vệ những người tố cáo, chống tham nhũng

Tham nhũng là một trong những sản phẩm của tha hóa quyền lực. Có cơ chế để bảo vệ những người tố cáo, chống tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.

Cúp C1
上一篇:Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
下一篇:Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng