【bxh vdqg chile】Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-25 10:05:36 来源:88Point 作者:La liga 点击:35次

VHO - Tại tọa đàm “Công tác sưu tầm hiện vật của các Bảo tàng Mỹ thuật tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay”,ưutầmhiệnvậtcủacácbảotàngmỹthuậtKinhphíítcơchếrườmràbxh vdqg chile do Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức cuối tuần qua đã ghi nhận những tâm tư, trăn trở của các bảo tàng mỹ thuật trong cả nước, qua đó cho thấy công tác này hiện nay đang gặp nhiều nan giải, đặc biệt là câu chuyện kinh phí và cơ chế.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 1
Tọa đàm có sự tham gia của các bảo tàng công lập và ngoài công lập trong cả nước, các hội Mỹ thuật, trường đại học cùng các họa sĩ, kiến trúc sư, chuyên gia và nhà sưu tầm

Nhiều lần bị chậm chân, mua trượt

Về nguồn kinh phí cho công tác sưu tầm, bà Vương Lê Mỹ Học - Trưởng phòng Trưng bày - Giáo dục, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho hay, nguồn kinh phí Nhà nước cấp hằng năm hạn hẹp, nguồn kinh phí tự chủ không nhiều và cũng mới thực hiện từ năm 2022, vì thế không đáp ứng nhu cầu mua tác phẩm.

“Bên cạnh đó, trình tự sưu tầm hiện vật qua nhiều bước, được tiến hành cẩn trọng, bài bản, nhưng cũng vì vậy mà thời gian để mua được một hiện vật về bảo tàng thường mất cả năm, thậm chí vài năm.

Như vậy, bảo tàng công lập không thể cạnh tranh được với các nhà sưu tập tư nhân, các nhà đầu tư cho nghệ thuật, và không ít trường hợp Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam bị chậm chân, bị mua trượt”, bà Mỹ Học chia sẻ.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 2
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh

Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói thêm, công tác sưu tầm thời gian qua rất khó khăn và thách thức.

Từ năm 2016 đến nay, Bảo tàng sưu tầm về được 184 hiện vật, đây là con số quá khiêm tốn đối với một bảo tàng quốc gia. Trong tổng số 184 hiện vật này, thì 123 hiện vật có được là được hiến tặng, nhiều hơn số Nhà nước bỏ kinh phí mua (61 hiện vật).

“Vấn đề nan giải là kinh phí, không phải chỉ có các bảo tàng địa phương gặp khó khăn, mà bảo tàng quốc gia cũng như vậy. Mặc dù Bộ VHTTDL rất quan tâm đến bảo tàng quốc gia của chúng tôi, tuy nhiên với nguồn kinh phí vô cùng khiêm tốn. Mỗi năm chúng tôi chỉ có được 1 tỉ đồng cho công tác sưu tầm nên rất khó khăn.

Bên cạnh đó, các bảo tàng mong muốn cần có cơ chế tài chính riêng cho công tác sưu tầm. Thị trường tác phẩm hiện rất phong phú, nhiều tác phẩm rất tốt nhưng chúng tôi không có cơ hội.

Để mua một tác phẩm phải qua rất nhiều khâu. So với một nhà sưu tầm tư nhân họ chỉ cần bước trả tiền là xong, trong khi bảo tàng phải qua rất nhiều thủ tục hành chính. Chúng tôi đang loay hoay đi tìm định hướng thời gian tới”,  ông Nguyễn Anh Minh tâm tư.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 3
Đoàn công tác TP.HCM tiếp nhận hiện vật quý của danh họa Lê Bá Đảng, do ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê (ở Pháp) trao tặng Nhà nước Việt Nam, thông qua Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Ảnh: KIỀU PHONG

Bà Phạm Ngọc Uyên, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, cũng chia sẻ: Quá trình mua một hiện vật, mất từ 6 tháng đến 1 năm.

Thủ tục hành chính kéo dài, dẫn đến việc hiện vật bị đội giá lên cao và làm bảo tàng mất đi cơ hội sở hữu những tác phẩm chất lượng. Việc bổ sung hiện vật càng không thể dựa hoàn toàn vào nguồn hiến tặng, chuyển giao, trao đổi.

Theo bà Nguyễn Xuân Lộc - chuyên viên Phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng Mỹ thuật Huế, nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương cấp cho việc mua tác phẩm mỹ thuật ngày càng hạn hẹp, trong khi đó những tác phẩm có giá trị phù hợp với bảo tàng lại có mức giá cao.

Bên cạnh đó, những quy định về sưu tầm hiện vật bảo tàng công lập cũng là một trong những trở ngại khó khăn. Quy định cấp thẩm quyền phê duyệt mua tác phẩm thuộc về UBND tỉnh - bảo tàng không có thẩm quyền nên không thể chủ động trong quyết định mua các tác phẩm kịp thời.

“Với số lượng 68 tác phẩm mỹ thuật hiện có trong bộ sưu tập của bảo tàng, chưa thể đáp ứng được yêu cầu hình thành nội dung không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật”, bà Xuân Lộc cho biết.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 4
Ông Hoàng Nghị, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa Sở VHTT TP.HCM

Ông Hoàng Nghị, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa Sở VHTT TP.HCM cũng nói thêm: “Trong quá trình quản lý, tôi thấy các tổ chức tư nhân và cá nhân mua được rất nhiều hiện vật quý, tác phẩm nghệ thuật có giá trị từ nước ngoài về.

Tuy nhiên cơ chế, thủ tục mua đấu giá hiện vật từ nước ngoài để đưa về các bảo tàng ta thì rất khó. Ngay cả hiện vật được trao tặng mà thủ tục mang về cũng đã rất rườm rà thì nói gì đến các hiện vật mua”.

Cần tăng cường công tác ngoại giao văn hóa

Nối tiếp câu chuyện vì chậm chân nên mua trượt, GS.TS Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM nhớ lại: “Ngay như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, tôi còn nhớ cách đây không lâu, Bảo tàng định mua 2 tác phẩm với trị giá khoảng 500 triệu đồng/tác phẩm, nhưng do cơ chế nhiêu khê, đến lúc đi ra Hà Nội mua thì tác phẩm đã bị bán mất”.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 5
Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM Nguyễn Xuân Tiên

Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM cho rằng, các bảo tàng cần tổ chức nhiều diễn đàn, tạo cơ hội gặp gỡ các họa sĩ, nhà sưu tầm; song song đó, liên hệ với các hội mỹ thuật, các nhóm, CLB họa sĩ để được hỗ trợ.

“Qua trao đổi với nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc, tôi biết được rằng họ rất mong muốn đồng hành trong công tác hiến tặng hiện vật.

Vì thế các bảo tàng nên mạnh dạn khai thác, đương nhiên bảo tàng cũng cần hỗ trợ một phần chi phí nguyên vật liệu cho các tác giả”, GS Tiên gợi ý và đề xuất cơ chế xây dựng không gian để lưu giữ tác phẩm, nhất là những tác phẩm về nghệ thuật mới như sắp đặt, trình diễn, video art,…

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 6
PGS.TS Lâm Nhân - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

Theo PGS.TS Lâm Nhân - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, chuyên gia về bảo tàng: “Tôi đã có dịp gặp gỡ một số nhà sưu tầm tranh Đông Dương, hiện đang ở Pháp, họ rất sẵn sàng hiến tặng những bức tranh quý cho Nhà nước Việt Nam.

Trước đây chúng ta còn nhớ câu chuyện về danh họa Lê Phổ có hứa tặng 26 bức tranh cho Nhà nước Việt Nam (đến nay băng ghi âm vẫn còn), thế nhưng mình không có thời gian để đi tìm ông… Cho nên cần có cơ chế cho những người đi tìm các tác giả hoặc nhà sưu tầm.

Do đó tôi cho rằng, nên tăng cường công tác ngoại giao văn hóa để tranh thủ sự hiến tặng. Theo tôi được biết, có rất nhiều hiện vật quý của Việt Nam hiện đang trong tay các nhà sưu tầm ở nước ngoài, mà gần như chúng ta không thể mua được.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 7
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM Trần Thanh Bình

Vậy nên thực hiện cơ chế ngoại giao để tìm những người có lòng yêu nước, hướng về dân tộc để mình vận động họ hiến tặng.

Khi được tặng rồi thì chúng ta cần trân trọng hiện vật, làm tốt công tác bảo quản và phát huy, giữ được uy tín thì chắc chắn sẽ được hiện tặng nhiều hơn”, ông Nhân nói.

Được biết PGS.TS Lâm Nhân là người đã kết nối với ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê ở Pháp để được các nhà sưu tầm này tặng hàng trăm hiện vật, tài liệu, tác phẩm mỹ thuật, dụng cụ chế tác… có giá trị cao của họa sĩ Lê Bá Đảng cho Nhà nước Việt Nam thông qua Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trong thời gian qua; các tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà - ảnh 8
Đoàn công tác TP Đà Nẵng tiếp nhận các tác phẩm mỹ thuật từ nhà sưu tầm Thụy Khuê (tại Pháp) hiến tặng vào năm 2023

Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho biết, việc sưu tầm hiện vật gặp không ít khó khăn và thách thức trong bối cảnh xã hội đang trong tiến trình chuyển đổi số, trình độ thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của công chúng cũng ngày một được nâng cao.

Công chúng không còn thụ động hưởng thụ văn hóa theo kiểu giản đơn, họ lựa chọn bảo tàng để đến, lựa chọn chuyên đề triển lãm, trưng bày hấp dẫn để xem.

Trước thực tế đó, đòi hỏi bảo tảng phải liên tục đổi mới hình thức, nội dung trưng bày, phong phú về hiện vật, đa dạng về sáng tạo trong nghệ thuật tổ chức trưng bày và giới thiệu để tạo sức hút.

Hiện vật khi được sưu tầm có thể vừa đa dạng, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, vừa mang tính đặc trưng, tiêu biểu tạo nên bản sắc riêng của mỗi bảo tàng, tránh sự trùng lắp.

Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Trần Thế Thuận, cho rằng việc sưu tầm tài liệu, hiện vật là hết sức quan trọng đối với các bảo tàng nói chung và bảo tàng Mỹ thuật nói riêng.

Hằng năm, Sở triển khai đến các bảo tàng đề nghị xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật và thực hiện việc sưu tầm hiện vật đúng theo quy định của Bộ VHTTDL.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接