Người nộp thuế làm thủ tục mua hóa đơn tại Cục Thuế Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: NM
Tuy nhiên,ếnkhíchápdụnghóađơnđiệntửcàngsớmcàngtốbảng xếp hạng seria a để giảm chi phí và tạo thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, luật khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), chứng từ điện tử trước thời điểm bắt buộc.
PV: Hiện có nhiều người nộp thuế đang băn khoăn thời gian bắt buộc áp dụng HĐĐT từ 1/11/2020 (theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC) hay là từ 1/7/2022 (theo Luật Quản lý thuế số 38). Xin ông cho biết quy định về HĐĐT sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?
- Ông Lưu Đức Huy: Theo Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP (Nghị định 119) của Chính phủ quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định, việc tổ chức thực hiện HĐĐT, HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 1/11/2020. Trong thời gian từ ngày 1/11/2018 (thời điểm Nghị định 119 có hiệu lực) đến ngày 31/10/2020, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.
Tại Khoản 2 Điều 151 Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) quy định HĐĐT, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022. Quy định của luật có hiệu lực sau, song lại có giá trị pháp lý cao hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, luật cũng khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử trước ngày 1/7/2022.
|
Ông Lưu Đức Huy |
Để triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế số 38, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định quy định về HĐĐT, chứng từ điện tử để hướng dẫn thi hành nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38.
PV: Như ông vừa nói thì Tổng cục Thuế đang hoàn thiện dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38. Xin ông cho biết quy định về HĐĐT có những điểm mới gì so với các quy định trước đây?
- Ông Lưu Đức Huy: Luật Quản lý thuế số 38 có hẳn một chương (Chương X) quy định về việc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Nội dung quy định về hóa đơn, chứng từ theo quy định tại nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38 sẽ quy định cụ thể hơn về một số nội dung như: Thời điểm lập hóa đơn đối với một số ngành nghề đặc thù; quy định về áp dụng hóa đơn giấy trong một số trường hợp; quy định về quy chế trao đổi, cung cấp thông tin và một số nội dung khác.
PV: Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 119, tình hình triển khai HĐĐT đến thời điểm này như thế nào. Những thuận lợi khi áp dụng HĐĐT là gì, thưa ông?
- Ông Lưu Đức Huy: Sau khi Nghị định số 119 và Thông tư số 68 hướng dẫn Nghị định 119 được ban hành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 635/QĐ-TCT quy định về thành phần chứa dữ liệu HĐĐT và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế. Hiện nay, Tổng cục Thuế vẫn đang trong quá trình tiếp tục xây dựng quy trình quản lý HĐĐT và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý, áp dụng HĐĐT.
Do đó, để đảm bảo đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển hệ thống dữ liệu lập HĐĐT và theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư số 68 thì khi cơ quan thuế chưa thông báo cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ cá nhân kinh doanh chuyển đổi sử dụng HĐĐT theo Nghị định 119, thì người nộp thuế vẫn áp dụng HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong quá trình triển khai HĐĐT, cơ quan thuế đã nhận được một số ý kiến của các doanh nghiệp. Cụ chể, việc triển khai áp dụng HĐĐT do doanh nghiệp phát hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC và thí điểm áp dụng HĐĐT do doanh nghiệp phát hành, nhưng có mã xác thực của cơ quan thuế (theo Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015) đã góp phần giảm thời gian, chi phí về hóa đơn cho doanh nghiệp, góp phần hạn chế các hành vi gian lận về hóa đơn.
HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí giấy, mực in, vận chuyển và đặc biệt chi phí lưu trữ hóa đơn, tiết kiệm thời gian lập báo cáo sử dụng hóa đơn, dữ liệu từ hóa đơn điện tử có thể được kết nối, chuyển dữ liệu cho các phần mềm khai thuế giá trị gia tăng, nên giảm thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. HĐĐT có tính bảo mật cao vì sử dụng chữ ký số của người bán, nên khả năng làm giả hóa đơn là khó, vì vậy việc sử dụng HĐĐT thay thế hóa đơn giấy sẽ khắc phục được gian lận phát sinh trong việc sử dụng hóa đơn.
PV: Vậy thì những vướng mắc (nếu có) mà các doanh nghiệp thường gặp phải là gì? Tổng cục Thuế có hướng xử lý những vướng mắc này như thế nào, thưa ông?
- Ông Lưu Đức Huy: Như tôi đã nói trên đây, hiện nay Tổng cục Thuế được Bộ Tài chính giao xây dựng nghị định quy định về HĐĐT, chứng từ điện tử theo Luật Quản lý thuế số 38. Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định nêu trên, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có văn bản xin ý kiến các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội… Đồng thời, dự thảo nghị định cũng đã được đăng tải trên website của Bộ Tài chính, website của Tổng cục Thuế để xin ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Hiện nay Tổng cục Thuế đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và các vướng mắc phát sinh như: thời điểm ký HĐĐT và thời điểm lập hóa đơn, việc lập bảng kê đính kèm HĐĐT, việc xử lý sai sót… để báo cáo cấp có thẩm quyền hướng dẫn.
PV: Xin cảm ơn ông!Nhật Minh (thực hiện)