【ket qua anha】Đáng lo khi tiền gửi của doanh nghiệp tăng cao
Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển. |
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Trước tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này, bản thân người dân bị giảm thu nhập rất nhiều, họ còn phải trang trải trả nợ cho các khoản đầu tư khác nên tiền tích lũy không còn nhiều để gửi ngân hàng. Hơn nữa, lãi suất ngân hàng không đủ hấp dẫn để gia tăng tỷ lệ tiền gửi, dẫn đến việc một bộ phận người dân chuyển tiền nhàn rỗi sang các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng… Dòng tiền của người dân còn bị kẹt ở những khoản vay mượn lẫn nhau, hay còn gọi là tín dụng tự do, với lãi suất cao nên tiền lưu thông trong dân nhiều hơn gửi vào ngân hàng.
Tuy nhiên, việc tiền gửi của doanh nghiệp tại các ngân hàng tăng cao hơn tiền gửi dân cư lại đáng lo hơn cả. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc kinh doanh, do thị trường co hẹp lại, giao thương bị hạn chế, doanh nghiệp không thể đầu tư mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa. Vì thế, tiền bán hàng thu về, tiền vốn phải tạm giữ trong ngân hàng, không thể chuyển thành dòng tiền kinh doanh. Điều này phần nào có thể ảnh hưởng đến năng lực, lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm nay.
Dòng tiền gửi từ người dân tăng thấp sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế, có điểm tích cực nào hay không, thưa ông?
Nếu muốn nói về điểm tích cực thì hiện tôi chưa thấy dấu hiệu tích cực của tình trạng trên. Chẳng hạn, việc người dân chuyển tiền đầu tư vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng cầu bất động sản, giúp bất động sản tăng giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngành bất động sản phát triển sau một thời gian trầm lắng vì đại dịch. Hơn nữa, thị trường bất động sản suy giảm cũng gây tác động dây chuyền đến kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu người dân và tổ chức tăng mạnh, tăng một cách thái quá lượng tiền vào đầu tư bất động sản, trong bối cảnh giá bất động sản tăng cao lại có thể gây tổn hại nền kinh tế, bởi dòng vốn này không được đưa vào kinh doanh tạo việc làm cho người lao động, không đảm bảo an sinh xã hội, thu ngân sách. Thậm chí, việc đầu tư này đến lúc nào đó còn tạo thành nguy cơ “bong bóng” bất động sản.
Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tổng tiền gửi của dân cư đến cuối tháng 6 là gần 5,3 triệu tỷ đồng, tăng 2,94%; tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt hơn 5,1 triệu tỷ đồng, tăng 4,78% so với cuối năm 2020. Diễn biến trên hoàn toàn trái ngược so với bình quân các năm trước, khi tăng trưởng tiền gửi của dân cư thường lớn hơn nhiều so với các tổ chức kinh tế. Trong khi tăng trưởng tín dụng 6 tháng đạt 5,1%. |
Về chứng khoán, lượng tài khoản cá nhân đầu tư chứng khoán thời gian qua đã tăng vọt, đây phải chăng là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán đã phát triển? Nhưng theo tôi, không nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Điều này nghe có thể “sai sai”, nhưng vấn đề ở đây là phải hướng người dân tham gia đầu tư chứng khoán một cách có tổ chức, bài bản.
Kinh nghiệm về vận hành thị trường tài chính tại các quốc gia phát triển cho thấy, số nhà đầu tư cá nhân tham gia trực tiếp vào giao dịch chứng khoán rất ít. Theo đó, người dân sẽ chuyển vào các kênh đầu tư như quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như một cách đóng thêm tiền hưu để được hưởng cuộc sống an nhàn về sau. Quỹ hưu trí tự nguyện này cũng là dạng kinh doanh, giữ tiền của hưu trí để đầu tư vào các kênh an toàn như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cũng tham gia chứng khoán nhưng là chứng khoán đầu tư có tổ chức. Hoặc bên cạnh đó, người dân có thể tham gia đầu tư chứng khoán tại các quỹ mở, do các nhóm chuyên nghiệp hỗ trợ đầu tư chứng khoán theo các thông tin cụ thể, chính thống. Nhưng ở Việt Nam, các quỹ này chưa phát triển, ít người biết đến nên phần đông cá nhân vẫn tự tham gia đầu tư, nên thiếu tính bền vững, an toàn cho khoản đầu tư cũng như chính thị trường.
Để giải quyết những vướng mắc và khó khăn này, xin ông cho biết thị trường cần có những điều chỉnh và thay đổi như thế nào?
Để cải thiện những vấn đề nêu trên, không phải tăng lãi suất là được. Theo tôi, lãi suất không nên cao, mà lạm phát cần được các cơ quan quản lý giữ cho tốt. Lạm phát nếu giữ ở mức dưới 4%, lãi suất ngân hàng ở mức 6-6,5% thì lãi suất tiền gửi thực tế của người dân vẫn luôn thực dương, thay vì đẩy lãi suất cao lên 8-9% nhưng đồng thời cũng làm lạm phát tăng thì không tốt. Hơn nữa, lạm phát tăng cao thì nền kinh tế và người dân đều bị ảnh hưởng… Do đó, lãi suất tiền gửi nên ổn định để mức lãi suất cho vay ổn định, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thuận lợi, giữ được giá cả hàng hóa không tăng cao, thu nhập người lao động ổn định, giúp cuộc sống của người dân từ đó cũng trở lại bình thường.
Việc điều hành này cần dựa vào chính sách tiền tệ để giữ được lạm phát thấp. Theo tôi dự đoán, từ nay đến cuối năm và đầu năm sau, lãi suất không giữ ở mức thấp. Bởi sau khi Chính phủ và các địa phương xử lý xong tình hình dịch bệnh, chấm dứt giãn cách xã hội, nhu cầu về dòng tiền và tín dụng sẽ tăng vì doanh nghiệp cần tiền để sản xuất kinh doanh, khiến các ngân hàng phải nhanh chóng thu hút tiền gửi. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi cứ ép ở mức thấp không tốt cho thu hút tiền, nên lãi suất sẽ đi ngang hoặc nhích nhẹ lên, không tiếp tục giảm xuống nữa.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- Mỹ phát triển bom hạt nhân thông minh B61
- Trao quyết định bổ nhiệm cho các thành viên Chính phủ
- Phát huy vai trò của người cao tuổi trước bối cảnh già hoá dân số
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Nhiều tuyến đường miền núi Thanh Hoá sạt lở nghiêm trọng
- Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Đinh Văn Cương từ trần
- Đức hỗ trợ Việt Nam hơn 160 triệu Euro cho hợp tác phát triển
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- Chuyến đi bộ của Thủ tướng ở Hội An
- Hà Nội: Tập trung ưu tiên xét nghiệm theo PCR theo diện rộng
- “Bóng ma” IS lại hoành hành
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Cầu Vĩnh Tuy tắc, cấm thêm nhiều tuyến đường do ngập lụt
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Doanh nghiệp điện tử: Từ made in Việt Nam đến make in Việt Nam
- Đà Nẵng phạt thêm 5 người Trung Quốc làm du lịch ‘chui’
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật từ 12
- Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ