发布时间:2025-01-10 15:26:24 来源:88Point 作者:La liga
Năng lượng tái tạo là lĩnh vực ngày càng được khai thác phổ biến trong hệ thống năng lượng toàn cầu có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế gắn với tận dụng nguồn năng lượng sạch,áttriểnmạnhmẽcácngànhnănglượngtáitạođểhướngtớigiảphátthảiròngbằngvàonăsoi lô đề miền nam an toàn.
Theo dự kiến, năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng 7,1% mỗi năm trong hai thập niên tới, sau đó thay thế than đá để trở thành nguồn năng lượng hàng đầu thế giới vào năm 2040. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Đồng thời, tiến tới hiện thực hóa cam kết giảm mức phát thải ròng bằng “0” (Net-zero) vào năm 2050.
Thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế trong đầu tư, khai thác các loại năng lượng tái tạo (đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió). Mặt khác, nước ta đã và đang thực hiện quá trình đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch, bền vững, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính; tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, như nhà máy năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiệt điện,… theo tinh thần phát huy nội lực cũng như tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác và thu hút nguồn vốn FDI từ các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hiện nay, quy mô thị trường cho các sản phẩm dịch vụ xanh, năng lượng mới ngày càng được mở rộng, là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các ngành năng lượng tái tạo. Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển năng lượng tái tạo nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm mức phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050, góp phần phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của nền kinh tế.
Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu năng lượng để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, những chính sách thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, hydro… là rất quan trọng. Năng lượng tái tạo sẽ bù đắp nhu cầu thiếu hụt năng lượng trong tương lai, cũng như đáp ứng các chiến lược chuyển dịch sang nền kinh tế xanh và cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Về vấn đề này, PGS.TS Phạm Hoàng Lương - Giảng viên cao cấp Khoa Năng lượng Nhiệt, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng cho rằng, chúng ta tăng cường khả năng dự báo năng lượng tái tạo về nguồn, để có thể chủ động hơn trong hệ thống. Phải phát triển hệ thống lưới điện linh hoạt hơn. Vấn đề này cũng sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí.
Ngoài ra, yếu tố về tích trữ năng lượng cũng là vấn đề lớn. Chúng ta dự tính tích năng từ nay đến năm 2030 là 2700 megawatt điện tích năng. Nếu chúng ta có thể tích trữ được năng lượng trong giai đoạn năng lượng tái tạo bất ổn thì sẽ hữu ích. Do chúng ta có thể hài hòa được tần số lưới điện, san bằng được phụ tải. Ngoài ra, việc tích năng sẽ phát triển được hệ thống lưới điện phân tán, từ đó sẽ giảm tải được việc đầu tư nguồn cho năng lượng tái tạo.
Theo các chuyên gia, trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo thì các địa phương cần được hỗ trợ, bởi vì hiện nay vai trò của các địa phương tuy đã được chú trọng hơn nhưng khi triển khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó là việc cho sớm triển khai cơ chế thí điểm điện gió ngoài khơi, dự án điện khí hóa lỏng và thí điểm, đầu tư một số cơ sở sản xuất năng lượng mới như hydro xanh, amoniac xanh và nhiên liệu sinh học tổng hợp.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, hệ thống chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần được nghiên cứu, xây dựng rõ ràng, nhất quán giữa các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch triển khai. Trong đó, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Năng lượng tái tạo để tạo bởi nước ta mới chỉ có Luật Điện lực, Luật Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhưng chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Việc ban hành Luật Năng lượng tái tạo sẽ là hành lang cơ sở pháp lý quan trọng cho triển khai các hoạt động đầu tư phát triển. Mặt khác, cần phải sớm hoàn thiện cơ chế để đẩy mạnh thực hiện ưu đãi thuế đối với các thiết bị năng lượng tái tạo và thiết bị hiệu suất cao.
Cần tập trung nghiên cứu, triển khai các chính sách thúc đẩy hoạt động cải tiến và phát triển khoa học - công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo. Trong đó, ưu tiên đổi mới, cải tiến các chính sách từ Chính phủ, tạo động lực phát triển nhằm thu hút các dự án công nghệ mới. Đồng thời, hình thành các cơ chế carbon xanh, tài chính xanh để khuyến khích đầu tư cải tiến công nghệ cho phát triển năng lượng tái tạo. Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm dưới sự phối hợp nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng.
Tập trung triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng tái tạo. Đối với nguồn vốn trong nước, cần nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước trực tiếp tham gia sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo.
Để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới, cần xây dựng hành làng pháp lý theo chuẩn quốc tế, tạo lập thị trường điện cạnh tranh hơn, mở rộng lưới điện có kiểm soát đối với nguồn năng lượng tái tạo và các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành.
Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng phát triển và mở rộng các mô hình sử dụng năng lượng tái tạo, như đô thị xanh, nông thôn xanh, tòa nhà xanh. Nghiên cứu, xây dựng Quỹ phát triển năng lượng tái tạo; nguồn vốn của Quỹ có thể huy động một phần từ nguồn vốn ngân sách, từ chi phí môi trường với năng lượng hóa thạch, từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển thị trường năng lượng tái tạo; nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm cho người dân trong thực hiện sử dụng nguồn năng lượng sạch gắn với tiết kiệm năng lượng.
Thúc đẩy quá trình xanh hóa trong sản xuất kinh, kinh doanh bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo thông qua mô hình xây dựng - cho thuê - chuyển giao đã được triển khai ở một số quốc gia nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng điện sạch với chi phí thấp.
An Dương (T/h)
相关文章
随便看看