游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:38:37
Phế liệu tiêu thụ nội địa
Về thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải đối với hàng sản xuất, một số cục hải quan thắc mắc, thực hiện tại khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này”.
Tuy nhiên, Quyết định 1966/QĐ-TCHQ chưa quy định trường hợp tiếp nhận, kiểm tra, xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải đối với hàng sản xuất XK, đơn vị này đề xuất, Tổng cục Hải quan Bổ sung nội dung quy định về việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý đối với trường hợp trên tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.
Trả lời vướng mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, đối với phế liệu, phế phẩm: Trường hợp hồ sơ điện tử thực hiện khai theo mẫu 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Trường hợp hồ sơ giấy khai theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Tên hàng trên bảng kê khai đúng theo tên hàng thực tế bán ra, trị giá khai theo giá bán ra chưa có thuế GTGT.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức mức độ kiểm tra như đối với trường hợp tờ khai giấy. Cơ quan Hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy.
Đối với phế thải:Thực hiện theo quy định tại Điều 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC theo đó, đối với xử lý phế thải tổ chức cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra.
Kê khai thuế
Hải quan Cần Thơ thắc mắc, tại chỉ tiêu thông tin 1.80 mã Biểu thuế NK phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không được khai mã Biểu thuế nhập khẩu là B30 mà phải lựa chọn mã biểu thuế tương ứng với loại thuế suất thuế nhập khẩu”. Như vậy, đối với hàng hóa NK để gia công cho nước ngoài, phải nhập mã biểu thuế tương ứng là B01-Biểu thuế NK ưu đãi và nhập mã miễn thuế theo bảng mã VNACCS là XNG81-hàng NK để gia công cho nước ngoài (đối tượng miễn thuế NK). Khi khai báo theo mã này, tờ khai sẽ có thuế suất theo mã HS của từng dòng hàng, cùng với số tiền miễn/giảm thuế NK tương ứng.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì: “Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan”. Như vậy được hiểu là hàng hóa NK để gia công không phải kê khai thuế.
Đơn vị này đề xuất Tổng cục Hải quan cần có hướng dẫn chung cho việc khai báo về tiêu chí mã biểu thuế NK và mã giảm thuế đối với hàng hóa NK để gia công cho nước ngoài.
Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ hướng dẫn DN khai chỉ tiêu “mã biểu thuế” và “mã miễn/giảm/không chịu thuế NK” đối với hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài như sau: Tại chỉ tiêu thông tin 1.80 “Mã Biểu thuế NK”: Nhập mã B30. Tại chỉ tiêu thông tin 1.92 “Mã miễn/giảm/không chịu thuế NK”: XNG81 (hàng NK để gia công cho nước ngoài).
Gặp vướng về việc khai báo đối với loại hình gia công, Hải quan Long An cho biết, theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC – mục 1.80 (trang 225) thì đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế không được khai mã biểu thuế là B30, mà phải khai mã biểu thuế tương ứng.
Hiện tại, khi DN khai mã biểu thuế tương ứng (B01) nhưng tại chỉ tiêu thuế suất, số tiền thuế được miễn là những ô rỗng và không thể hiện số liệu tiền thuế được miễn, chưa phù hợp với các quy định tại Điều 2, Điều 10 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Giải đáp thắc mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì: B30: Mã biểu thuế áp dụng cho đối tượng không chịu thuế NK; B01: Mã biểu thuế NK ưu đãi; Khi DN khai mã biểu thuế B30 thì chỉ tiêu “Thuế suất” sẽ không có thuế suất. Khi DN khai mã biểu thuế B01 thì thuế suất sẽ là thuế suất theo quy định tại Biểu thuế NK ưu đãi.
Việc Cục Hải quan tỉnh Long An phản ánh DN khai mã biểu thuế tương ứng (B01) nhưng tại chỉ tiêu thuế suất, số tiền thuế được miễn là những ô rỗng và không thể hiện số liệu tiền thuế được miễn, Tổng cục Hải quan ghi nhận, sẽ kiểm tra và có hướng dẫn nếu phản ánh là đúng thực tế.
Cơ sở miễn thuế Gặp vướng về việc xác định cơ sở miễn thuế đối với DN gia công sản xuất XK, Hải quan Long An và Hải quan Bình Phước thắc mắc, trường hợp DN thực hiện loại hình NK sản xuất XK thuê gia công lại đáp ứng các quy định tại khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh để trực tiếp XK có được miễn thuế NK hay không? Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ, thì một trong các cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan. Theo quy định nêu trên thì trường hợp mà Cục Hải quan tỉnh Long An, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nêu không được miễn thuế NK (Nội dung này đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn chi tiết tại công văn số 4299/TXNK-CST ngày 2/8/2018). |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接