欢迎来到88Point

88Point

【số liệu thống kê về vfb stuttgart gặp eintracht frankfurt】Làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

时间:2025-01-10 09:18:26 出处:Thể thao阅读(143)

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng,ệmcủacnhntổchứcgyranợxấsố liệu thống kê về vfb stuttgart gặp eintracht frankfurt sáng 7/6.

Cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) kiến nghị dự thảo Nghị quyết cần quy định rõ ràng về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu. “Nghị quyết cần bổ sung việc chỉ ra nguyên nhân gây ra nợ xấu để xử lý tận gốc nợ xấu”, đại biểu Diến đề xuất.

Đồng thời, Nghị quyết cần làm rõ động cơ nào, mục đích nào mà các ngân hàng cho vay vượt quá giá trị tài sản thực tế. Đặc biệt, trong quá trình xử lý, kiên quyết không dùng ngân sách để giải quyết nợ xấu, cũng như chế tài xử lý rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan liên quan.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng, phải xử lý thật nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây nợ xấu, có như vậy mới răn đe, tránh để lặp lại trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Chính phủ cần tổ chức triển khai quyết liệt ngay khi Nghị quyết có hiệu lực, có chế tài để kiểm soát tình hình, không để các ngân hàng tùy tiện chuyển các khoản nợ khác sang nợ xấu, không để lạm quyền trong thu giữ tài sản của các ngân hàng đối với khách hàng.

Lo lắng về những tác động của Nghị quyết khi thực thi, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị cần đánh giá tác động cụ thể của Nghị quyết khi đi vào cuộc sống để giữ được ổn định chính trị xã hội.

Bởi theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, trong dự thảo Nghị quyết còn thiếu cơ chế bán đấu giá tài sản, thỏa thuận của các bên liên quan đến tài sản, việc thực hiện thanh kiểm tra giám sát cũng chưa được thể hiện rõ trong dự thảo. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung những quy định này vào Nghị quyết và trách nhiệm của cơ quan liên quan đối với vấn đề này.

“Chúng tôi cũng kiến nghị, hằng năm Chính phủ báo cáo với Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu, bên cạnh báo cáo kinh tế-xã hội”, đại biểu Mai kiến nghị.

Các đại biểu trên cũng đồng tình với việc kiên quyết không dùng ngân sách nhà nước trong giải quyết nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của ngân hàng để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm của cơ quan liên quan.

Cho rằng phải khơi thông “cục máu đông” nợ xấu hiện nay, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) chất vấn: Tỉ lệ nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu có thể lên đến 10% tính đến 31/12/2016, vậy, tỉ lệ nợ xấu và tiềm ẩn đã thực sự chính xác chưa, còn giấu ở đâu nữa không, có xuất hiện thêm nợ xấu mới hay không?

Từ đó, đại biểu Vượt cho rằng, phải nhận dạng và chỉ rõ ngân hàng nào có nợ xấu cao, làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng để xảy ra nợ xấu qua các thời kỳ, không để lẩn tránh trách nhiệm.

Tán thành quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) bày tỏ lo lắng, quá trình xử lý nợ xấu phải giám sát chặt chẽ, không để tình trạng “đánh bùn sang ao”, nghiêm trị tổ chức, cá nhân lừa đảo, thao túng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, từng bước làm lành mạnh nền kinh tế đất nước.

Đồng tình cao với dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhìn nhận, đây là giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương giải quyết nợ xấu, ổn định lòng dân trước tình hình nợ xấu hiện nay, góp phần lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng dự thảo còn có vấn đề về thời hạn của Nghị quyết chỉ 5 năm là chưa hợp lý vì có thể kéo dài hoặc ngắn hơn, khi Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi thì áp dụng Luật thay vì Nghị quyết này.

Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) đánh giá, nợ xấu là tham số quan trọng phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế. Năm 2013 đã triển khai xử lý vấn đề này, cho ra đời Công ty Mua bán nợ. Tuy nhiên, kết quả giải quyết nợ xấu chưa đạt mong muốn.

Đại biểu cũng đề nghị Nghị quyết cần nhắc một số vấn đề như quyền thu giữ tài sản của các tổ chức tín dụng. Vì các đạo luật quy định các tài sản phải được xử lý bởi toà án. Do đó, cần bảo đảm thống nhất trong quản điểm, nhận thức trong cả quá trình triển khai Nghị quyết.

Đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang Phạm Hồng Phong thống nhất cao việc ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, theo ông Phong, còn một số nội dung chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện nay.

Đó là, quyền thu giữ tài sản bảo đảm của dự thảo quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Nguyên tắc này trái với Khoản 2, điều 14 của Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khoẻ, môi trường”, cũng không đúng với điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 về giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Theo Lê Sơn/baochinhphu.vn

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: