【bang xep hang giai hang nhat】Tránh “được mùa mất giá”, cần cho phép cá nhân, tổ chức tham gia Sở Giao dịch hàng hóa
Hàng hóa cung ứng về TPHCM ra sao khi cả ba chợ đầu mối đã đóng cửa?ánhđượcmùamấtgiácầnchophépcánhântổchứcthamgiaSởGiaodịchhànghóbang xep hang giai hang nhat | |
Hàng hóa giao dịch điện tử sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tăng đột biến | |
Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử |
Sở GDHH mở cánh cửa cho nhà đầu tư trong nước đến với thị trường quốc tế. Ảnh: Internet |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến đánh giá việc thực hiện Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa (GDHH).
VCCI nhận định, Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã đạt được thành tựu trong việc kết nối liên thông giữa Sở GDHH tại Việt Nam với các sở giao dịch trên thế giới, mở cánh cửa cho nhà đầu tư trong nước đến với thị trường quốc tế, tuy nhiên trên thực tiễn có nhiều vướng mắc.
Vì thế, trên cơ sở phản ánh của một số doanh nghiệp và chuyên gia, VCCI cho rằng, cần cho phép cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được giao dịch trực tiếp mua bán hàng hóa qua Sở GDHH, để tạo thế chủ động, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước nhằm kéo giá Việt Nam tiệm cận với mặt bằng giá thế giới, tránh tình trạng “được mùa mất giá”.
VCCI lý giải, quy định hiện hành chỉ cho phép doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện trở thành Thành viên kinh doanh trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH. Trong khi hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ, hoặc doanh nghiệp chế biến, trồng trọt, chăn nuôi có nhu cầu mua bán hàng hóa qua Sở GDHH. Các sở giao dịch trên thế giới cũng đã thực hiện điều này.
Theo VCCI, nhóm đối tượng này dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá của thị trường hàng hóa, tỷ giá và lãi suất. Vì thế họ sử dụng công cụ bảo hiểm giá (là các hợp đồng kỳ hạn trên thị trường hàng hóa) để giảm thiểu tác động của các diễn biến thị trường, quản lý và hạn chế rủi ro. Dự báo nhu cầu sử dụng các công cụ bảo hiểm giá sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới bởi những yếu tố chính trị, kinh tế, dịch bệnh, xã hội toàn cầu.
Bên cạnh đó, hợp đồng kỳ hạn mua bán hàng hóa qua Sở GDHH tại Việt Nam hiện là một công cụ hiệu quả để bảo vệ người nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến… trước các chuyển biến bất lợi của thị trường hàng thực, phù hợp với thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời công cụ này cho phép các cá nhân, tổ chức này tự thiết lập một mức giá có lợi trước khi bán hàng hóa của mình ra thị trường.
Cùng với đó, VCCI cũng đề nghị quy định cụ thể hơn về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua bán hàng hóa qua Sở GDHH.
Hiện chưa có bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào mở tài khoản và giao dịch trên Sở GDHH ở Việt Nam, trong khi nhu cầu giao dịch tương đối lớn, đặc biệt đối với các mặt hàng mà Việt Nam sản xuất và xuất khẩu nhiều, như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, gạo.
Nguyên nhân được VCCI đưa ra là do các quy định pháp luật trong nước có liên quan về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH của nhà đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng.
Ví dụ: pháp luật đầu tư chưa đưa ra mô tả về loại hình đầu tư (gián tiếp hay trực tiếp), hình thức đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư; pháp luật về ngoại hối, luật các tổ chức tín dụng chưa có hướng dẫn trong vấn đề thanh toán, quản lý dòng tiền, tài sản, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chưa có cơ chế tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý lĩnh vực này.
VCCI nhận định, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH đang trở thành một kênh đầu tư mới, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, những quy định cụ thể hơn sẽ giúp tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, VCCI cũng kiến nghị xem xét thống nhất quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa.
Trong đó, các doanh nghiệp kiến nghị xem xét chấm dứt hiệu lực của Thông tư 40/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho phép các ngân hàng thương mại được phép cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, hạn chế chồng chéo trong quản lý nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·HGTV phát động Cuộc thi viết “Quê hương và tôi”
- ·Thiết chế văn hóa đã có, chỉ còn phát huy…
- ·Phục hồi chợ nổi Ngã Bảy: Không dễ !
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Ươm mầm, gầy dựng phong trào múa
- ·Cơ hội để nhiếp ảnh Hậu Giang bứt phá
- ·Khởi động nhiều hoạt động phát huy văn hóa đọc
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Những vũ công nhảy dân gian nhanh nhất thế giới
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Tuyên truyền sâu rộng những sự kiện lớn
- ·Hết mình qua từng vai diễn
- ·Nghiệm thu mẫu phác thảo tỷ lệ 1/1 tượng đài thuộc Di tích Chiến thắng Chày Đạp
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Rạp phim nổi bên sông Seine
- ·Rạp phim nổi bên sông Seine
- ·Lệ Quyên
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Phong tục làm đẹp kỳ lạ của bộ tộc Apatani