【kết quả vô địch anh】Đà Nẵng: Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trong thương mại điện tử
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:47:44 评论数:
Hỗ trợ doanh nghiệp Đà Nẵng bán hàng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương luôn nỗ lực ngăn chặn vi phạm thương mại; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính |
Sáng 15/11,ĐàNẵngNângcaonănglựcxửlýviphạmtrongthươngmạiđiệntửkết quả vô địch anh tại TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực thực thi pháp luật và ứng dụng các giải pháp trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.
Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử” thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2023.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng |
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đặc biệt là các mạng xã hội như zalo, facebook, Tiktok... đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và bán hàng hóa mà không phải tốn nhiều chi phí, nhân lực cho việc duy trì, vận hành... và được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn để mua sắm trực tuyến. “Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này là tình trạng gia tăng các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến; gây ra những thiệt hại nghiệm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng”, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng nhận định và cho biết, thông qua chương trình đào tạo sẽ giúp các đơn vị, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, tình hình xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, các hành vi vi phạm, quy trình thanh kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng liên quan trong việc quản lý thương mại điện tử; đồng thời, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về các vấn đề quan tâm, các nội dung cần chia sẻ và vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.
Bà Lê Thị Thu Hằng – Phòng Chính sách – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số |
Tại chương trình, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thông tin, phổ biến một số nội dung thực trạng về thương mại điện tử; quản lý nhà nước về thương mại điện tử, tổng quan và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; chính sách hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới; xu hướng thương mại điện tử năm 2023; một số hành vi vi phạm phổ biến và quy trình thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử; vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) và ứng dụng của AI trong thương mại điện tử và công việc...
Theo bà Lê Thị Thu Hằng – Phòng Chính sách – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, khảo sát của eMarketer năm 2022 cho thấy, Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới có tốc độ phát triển bán lẻ tốt nhất trên thế giới với tăng trưởng trung bình nhiều năm gần đây khoảng 19%/năm. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực về quy mô nền kinh tế internet phân theo quốc gia năm 2023 với khoảng 30 tỷ USD, trong đó, riêng thương mại điện tử chiếm 16/30 tỷ USD. Dự báo quy mô nền kinh tế internet Việt Nam đến năm 2025 sẽ đạt tới 43 tỷ USD.
Chương trình đào tạo nhằm thông tin về phát triển thương mại điện tử Việt Nam hiện nay và xử lý các vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử |
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ cũng gia tăng. Vì vậy, pháp luật về xử lý vi phạm thương mại điện tử tại Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện. Hàng lang pháp luật về xử lý các vi phạm về thương mại điện tử gồm các Luật, Nghị định, Thông tư.... Có thể nhắc đến như: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (mới được Quốc hội thông qua tháng 6/2023); Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) (mới được Quốc hội thông qua tháng 6/2023); dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; và các Nghị định như: Nghị đinh 85/2021/NĐ-CP; Nghị định 17/2022/NĐ-CP; Nghị định 91/2023/NĐ-CP; Thông tư 01/2022/TT-BCT…
Trong phiên trả lời chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của kinh tế số của Việt Nam với doanh thu mỗi năm đạt 16 – 19 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm. |