Đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp
Tập trung đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm,Điềuchuyểnvốnnếuchưaphânbổchậmgiảingâbong đa 7m cụ thể được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương ngay từ đầu năm để thúc đẩy phát triển nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 suốt 2 năm qua.
Để tạo thuận lợi cho công tác giải ngân, Bộ Tài chính đã chủ động rà soát, sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Đầu tư công. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN theo hướng hậu kiểm, rút ngắn thời gian thanh toán vốn từ 4 ngày xuống còn 1 ngày (với khoản tạm ứng và 80% khoản thanh toán khối lượng hoàn thành theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau), đối với các khoản thanh toán còn lại cũng chỉ tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Hết quý I, vẫn còn 29 đơn vị chưa giải ngân đồng vốn đầu tư công nào. |
Ngoài việc trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, trong đó đã tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm tiền vay của bên vay và tỷ lệ cho vay lại, Bộ Tài chính đã thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tài chính ban hành công văn đôn đốc các bộ, ngành phân bổ nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022
Để xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả, sát với khả năng giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã ban hành công văn đề nghị các bộ, ngành và địa phương xác định nhu cầu giải ngân quý tiếp theo, trong đó đánh giá cụ thể về các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, làm cơ sở để theo dõi, đôn đốc.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương để đánh giá các tồn tại vướng mắc trong cơ chế chính sách về đầu tư công. Trên cơ sở đó phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi 9 luật, cũng như phân bổ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 còn lại trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân
Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, việc giải ngân vốn đầu tư còn chậm có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan là do năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, nhiều dự án khởi công mới chưa được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao kế hoạch chi tiết do phải chờ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thông qua, theo quy định tại Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội.
Đồng thời, các hoạt động đầu tư công bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Hầu hết các công trình xây dựng phải tạm dừng thi công tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Thêm vào đó, giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định giá vật tư, thiết bị, việc huy động nguồn lực và tiến độ thi công của nhà thầu.
Xử lý nghiêm các hành vi gây cản trở tiến độ giải ngân vốn đầu tư côngBộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch; kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, lãnh đạo, cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. |
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Cụ thể, do có sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước thu hồi với giá đền bù của nhà đầu tư theo cơ chế thỏa thuận, dẫn đến nhiều trường hợp có đất thuộc diện được Nhà nước thu hồi yêu cầu bồi thường với giá cao hơn quy định và yêu cầu thỏa thuận. Vì thế, nhiều dự án chưa có mặt bằng để thi công.
Bên cạnh đó, tại nhiều đơn vị chưa minh bạch trong tổ chức đấu thầu, còn trường hợp lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, có nhiều dự án thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay. Trong khi hiện nay, các quy trình này thường phức tạp và kéo dài dẫn đến việc một số dự án đã được bố trí vốn nhưng không thể rút vốn do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh...
Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân trong quý II và các quý tiếp theo, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đề xuất chuyển số vốn hết quý I/2022 chưa phân bổ của các bộ, ngành và địa phương cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác để tập trung giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện thủ tục, tiến độ thi công và giải ngân các dự án, kịp thời xử lý với các vướng mắc trong phạm vi thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị có báo cáo và đề xuất cụ thể để có cơ sở xem xét, quyết định; kịp thời điều chuyển vốn từ dự án không có khả năng giải ngân và giải ngân chậm sang dự án có khả năng giải ngân cao; tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và ban quản lý dự án.