Đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho biết,ôngtrìnhnhàxưởngcóbắtbuộcphảisửdụngsơnchốngchátai xiu 2.25 thời gian qua, nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt là những công trình có kết cấu sử dụng sơn chống cháy.
Ông Trần Dũng (chủ một doanh nghiệp tại Nam Định) nêu, ông đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, bản thân ông không nắm được công trình nhà xưởng của mình có phải sử dụng sơn chống cháy hay không?
Chị Hoàng Thu Hà (chủ đầu tư của một nhà xưởng tại Bắc Ninh) cũng tỏ ra lúng túng liên quan tới vấn đề nghiệm thu PCCC.
"Đơn vị tư vấn PCCC nói với tôi rằng, tất cả kết cấu công trình nhà xưởng phải dùng sơn chống cháy để đảm bảo PCCC. Nhưng tôi thấy, với diện tích nhà xưởng rộng, nếu bắt buộc phải sơn chống cháy thì chi phí có thể tăng cao", chị Hà nói.
Liên quan đến những băn khoăn này, đại diện Cục Cánh sát PCCC&CNCH cho biết, những khúc mắc liên về quy định sử dụng bọc chống cháy đối với công trình chủ yếu do chủ đầu tư chưa nắm rõ những quy định PCCC.
Vị đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH lý giải, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2020/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, các công trình khi thiết kế phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng, không gian và kỹ thuật công trình để khi xảy ra cháy nổ, công trình vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể và bất biến trong một thời gian nhất định.
Những yêu cầu này được thể hiện rõ bằng bậc chịu lửa của nhà. Theo đó, các bộ phận kết cấu nhà cần đạt được giới hạn chịu lửa tối thiểu tương ứng với bậc chịu lửa của công trình.
Về băn khoăn liên quan tới vấn đề bắt buộc các kết cấu thép của nhà xưởng phải dùng sơn chống cháy, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết, không nhất thiết phải sử dụng sơn chống cháy cho các dự án, công trình.
Theo lý giải của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Quy chuẩn 06 đã đưa ra rất nhiều giải pháp để chủ đầu tư, nhà thầu thi công lựa chọn để PCCC như sử dụng bảo vệ điển hình tương tự hướng dẫn tại Phụ lục F của Quy chuẩn 06:2020/BXD; sử dụng lớp bảo vệ dạng vữa chống cháy, hoặc lớp bảo vệ dạng tấm ốp như thạch cao, tấm chống cháy…; sử dụng sơn chống cháy, sử dụng kỹ thuật làm mát bằng nước hoặc dung dịch; sử dụng các vật liệu có tính năng chịu lửa…
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, việc chủ đầu tư và nhà thầu thi công lựa chọn phương án sơn chống cháy để thuận tiện cho quá trình thi công, nâng cao tính thẩm mỹ… Trong khi đó, yếu tố quan trọng là thiết kế chịu lửa để xác định các kết cấu chịu lực chính, từ đó có phương án bảo vệ chống cháy tương ứng. Tuy nhiên, khâu này lại thường bị chủ đầu tư hoặc các đơn vị tư vấn bỏ qua.
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cũng lưu ý, hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn chống cháy, mỗi loại sơn có hiệu quả bảo vệ khác nhau trên mỗi loại kết cấu.
Vì thế, khi sử dụng sơn chống cháy cho công trình, chủ đầu tư phải tham khảo, lựa chọn loại sơn đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, phù hợp với kết cấu công trình.
Đình Thành và nhóm PV, BTV