【bang xep tbn】Đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày
Xử lý nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu tự ý ngừng bán hàng | |
Nhập khẩu gần 9 triệu tấn xăng dầu trong năm 2022 | |
3 phương án đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu |
Nhiều đề xuất mới liên quan đến quản lý xăng dầu. |
Giữ nguyên các quy định hiện hành về phân công nhiệm vụ bộ, ngành
Bản dự thảo lần này tiếp tục xin ý kiến Chính phủ về những vấn đề “nóng” liên quan đến quản lý xăng dầu. Chẳng hạn, liên quan đến thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là tiếp tục giữ nguyên quy định hiện hành về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu (thời gian điều hành là vào các ngày 1, 11, 21 hàng tháng). Đồng thời khi cần thiết trong những giai đoạn thị trường có biến động lớn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Liên Bộ Công Thương – Tài chính về thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn (nội dung này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành).
Phương án 2 là sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể là Thứ Năm hàng tuần. Trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ thực hiện điều hành giá.
Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2, lý do nhằm bảo đảm giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới, việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trường hợp, trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ thực hiện điều hành giá.
Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên các quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong phân công công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và bổ sung nội dung: “Thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Nếu trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay”.
Theo Bộ Công Thương, điều này là phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các bộ đang được Chính phủ phân công, đồng thời nhằm bảo đảm có sự tính toán, giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch, đúng chuyên môn nghiệp vụ từ Bộ Tài chính.
Cho phép các đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn
Theo quy định hiện hành, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ một nguồn (nội dung này hiện được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP).
Trong cùng một thời điểm, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ một nguồn để bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu đến người tiêu dùng. Đồng thời, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung ứng xăng dầu (các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối với việc cung ứng khá cạnh tranh) nên đại lý bán lẻ xăng dầu có thể lựa chọn, thay đổi đơn vị cung cấp có uy tín để hợp tác kinh doanh lâu dài.
Trường hợp cho phép đại lý lấy từ nhiều nguồn, khi có tình trạng khó khăn về nguồn cung như thời gian vừa qua có thể xảy ra tình trạng không đơn vị nào chịu trách nhiệm về việc cung cấp xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ của đại lý (tương tự như đối với các thương nhân phân phối hiện nay). Ngoài ra, khi các đại lý lấy từ nhiều nguồn với mức giá khác nhau, theo quy định, đại lý không có quyền quyết định giá bán nên sẽ không biết bán theo giá của đơn vị nào.
Tuy nhiên, theo kiến nghị của một số đơn vị, Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án sửa đổi.
Phương án 1, ciữ nguyên quy định hiện hành về quyền của đại lý bán lẻ xăng dầu. Ưu điểm của phương án này là phù hợp với quy định của Luật Thương mại, giúp kiểm soát được chất lượng, giá bán xăng dầu đến người tiêu dùng; khi nguồn cung xăng dầu gặp khó khăn, có đơn vị chịu trách nhiệm về việc cung cấp xăng dầu cho đại lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý.
Tuy nhiên nhược điểm là trong cùng một thời điểm, đại lý không được lựa chọn nhiều nguồn cung cấp xăng dầu (các đại lý có thể lựa chọn đơn vị cung cấp xăng dầu khác khi đã thanh lý hợp đồng với đơn vị cung cấp cũ).
Phương án 2, sửa đổi quy định về quyền của đại lý kinh doanh xăng dầu theo hướng cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn (và có thể giới hạn từ 2-3 nguồn).
Ưu điểm của phương án này là đa dạng nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng.
Tuy nhiên, nhược điểm là quy định không phù hợp với Luật Thương mại, khó kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng; khi nguồn cung xăng dầu gặp khó khăn, sẽ không có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý.
Bộ Công Thương lựa chọn phương án 2, sửa đổi quy định về quyền của đại lý kinh doanh xăng dầu theo hướng cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn.
Lý do là nhằm dạng nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng.
相关文章
Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Viettel)Trước kiến nghị của Hiệp hội vận tải ôtô Việt về lộ trình2025-01-09- Số vụ ngộ độc giảmTrường hợp ngộ độc rượu dẫn tới tử vong là một người đàn ông 32025-01-09
Những lưu ý cho phái nữ khi lái ôtô
Vì vậy, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp phái đẹp tự tin hơn khi l2025-01-09Hãng GM thu hồi xe gây chết người
Tuy nhiên, chủ phương tiện không được thông báo việc mang xe của họ đến cơ2025-01-09Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8-12-2024.2025-01-09Hại người vì kem dưỡng da chứa thủy ngân
Nghiên cứu từ Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Na Uy cho thấy, một số sản phẩm lưu hành2025-01-09
最新评论