当前位置:首页 > Cúp C1 > 【du doanbd】Cần nâng tầm dịch vụ phát triển kinh doanh

【du doanbd】Cần nâng tầm dịch vụ phát triển kinh doanh

2025-01-12 01:32:33 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

can nang tam dich vu phat trien kinh doanh

Theầnnângtầmdịchvụpháttriểdu doanbdo bà, tầm quan trọng của các DN dịch vụ phát triển kinh doanh trong bối cảnh hiện nay là như thế nào?

Trong bối cảnh các DN Việt Nam đang tích cực tận dụng mọi cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì sự tham gia hỗ trợ của các DN cung cấp dịch vụ càng trở nên cấp thiết hơn. Các dịch vụ hiện đại như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, vận tải và hậu cần sẽ là tăng khả năng kết nối, còn các dịch vụ phát triển kinh doanh sẽ giúp làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, chuyên nghiệp hóa, thúc đẩy cải tiến dịch vụ và sản phẩm nên là công cụ hữu dụng cho các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ.

Với vai trò quan trọng như vậy, bà đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển và khả năng cung ứng của các DN dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam?

Mặc dù đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ tại nước ta, nhưng các dịch vụ phát triển kinh doanh lại là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất với số lượng DN tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, giá trị thực sự đóng góp vào tổng GDP hàng năm vẫn còn thấp, chưa xứng với tiềm năng, có những lĩnh vực còn quá ít DN dịch vụ quan tâm phát triển.

Ví dụ như với các DN hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ, mạng lưới dịch vụ sở hữu trí tuệ hiện nay còn quá mỏng,. Mặc dù theo đánh giá, dịch vụ sở hữu trí tuệ sẽ rất quan trọng trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh giữa các DN, nhưng sự quan tâm của các DN trong nước còn hạn chế, do vậy chưa có yếu tố kích cầu, khiến thị trường cung cấp dịch vụ này chưa phát triển.

Hay như dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế. Đây là những dịch vụ có số lượng DN sử dụng nhiều nhất nên tại Việt Nam, đã có nhiều công ty dịch vụ kiểm toán, kế toán hàng đầu đến đầu tư và đặt văn phòng, doanh thu toàn ngành liên tục tăng trưởng. Thông qua các dịch vụ này, những năm qua, các công ty kiểm toán đã góp phần giúp cộng đồng DN, các dự án quốc tế, nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách về tài chính, loại bỏ chi phí bất hợp lý, tạo lập thông tin tài chính tin cậy.

Tuy nhiên, loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán vẫn chưa đa dạng và chưa phổ biến rộng rãi, hầu như các công ty mới tập trung vào dịch vụ như soát xét báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế… mà chưa chủ động giới thiệu đến DN những dịch vụ kế toán tạo ra giá trị gia tăng, các dịch vụ tư vấn các quyết định kinh tế liên quan đến quyết định kinh tế liên quan đến quản trị DN dựa trên các thông tin kế toán…

Vậy những yếu tố nào làm hạn chế sự phát triển của các DN dịch vụ phát triển kinh doanh, thưa bà?

Thách thức lớn nhất là vấn đề nhận thức của DN về tầm quan trọng của dịch vụ phát triển kinh doanh. Đúng ra các DN càng nhỏ thì lại càng cần thuê ngoài dịch vụ phát triển kinh doanh, nhưng các DN này thường tự làm với lý do không đủ nguồn lực kinh tế để thuê ngoài.

Tiêu biểu như dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế. Phần lớn DN Việt Nam có quy mô nhỏ, còn mang nặng tính gia đình nên nhiều chủ DN chưa đọc hiểu được báo cáo tài chính, nên thường chỉ nghĩ dịch vụ kế toán là ghi sổ, lập báo cáo thuế, hoặc làm với mục đích đối phó với các cơ quan Nhà nước mà không biết đến các dịch vụ khác cũng như lợi ích của việc dịch vụ kế toán sẽ hỗ trợ việc quản lý DN phát triển. Hơn nữa, nhiều DN chưa thực sự yên tâm về vấn đề bảo mật thông tin khi giao chứng từ cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài thực hiện.

Bên cạnh vấn đề nhận thức, chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến các DN chưa mặn mà sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, các DN ngành dịch vụ vẫn đang thiếu vắng các hiệp hội ngành nghề trong việc tham gia vào thị trường, trong khi vai trò của hiệp hội rất quan trọng để xây dựng, phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn của ngành.

Không những thế, những cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cho việc phát triển của DN dịch vụ phát triển kinh doanh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Các quy định hỗ trợ theo định mức còn cứng nhắc, chưa thúc đẩy sự sáng tạo trong cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ khu vực tư nhân ít được tham gia và việc thiết kế và hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ của Nhà nước, nhiều dịch vụ chồng chéo, trùng lặp. Một số cơ quan Nhà nước đáng lẽ chỉ đóng vai trò như nhà điều phối thì lại trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ khiến thị trường bị “bóp méo”.

Với những khó khăn và hạn chế nêu trên, các DN dịch vụ phát triển kinh doanh cần phải làm gì và cần được hỗ trợ gì để lớn mạnh hơn, thưa bà?

Thách thức đối với các DN cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh là khả năng phát triển thiết kế các dịch vụ để phù hợp với các DN Việt Nam, nhất là cho các DN vừa và nhỏ. Các dịch vụ này phải đảm bảo có chất lượng và giá cả hợp lý, dễ tiếp cận. Do trình độ kiến thức của các chủ DN vừa và nhỏ khác nhau nên phương pháp tiếp thị, quảng cáo cũng như cách thức tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải được nghiên cứu sâu.

Về phía các cơ quan Nhà nước, các cơ quan này cần có các chương trình hỗ trợ DN, để đảm bảo cho việc hình thành một thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh với sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như đa dạng hóa thị trường, hướng tới việc mang lại nhiều dịch vụ có ích cho một số lượng lớn DN. Ban soạn thảo Luật hỗ trợ DN vừa và nhỏ phải hết sức quan tâm tới việc phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh, và có lẽ đó là phương pháp tiếp cận phù hợp nhất hiện nay để có thể hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ trong bối cảnh chúng ta đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần hoàn thiện hơn khung pháp lý về các loại hình dịch vụ, áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế Việt Nam, đặc biệt là có những điều kiện phù hợp với trình độ phát triển của khối DN vừa và nhỏ.

Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Nhà nước cần ban hành chính sách phát triển dịch vụ

Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu và vẫn còn tình trạng độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực này. Trong hai năm qua, hoạt động cải cách tư pháp đã có sự thay đổi theo hướng Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ cơ sở hạ tầng chứ không làm kinh doanh, tạo điều kiện cho DN tiếp cận cơ hội kinh doanh tốt hơn.

Việt Nam đang gia nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên việc phát triển các dịch vụ phục vụ DN như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế... là cần thiết, tuy nhiên, thường là DN vừa và nhỏ không sử dụng các dịch vụ này khi đang hoạt động mà chỉ đến lúc sắp phá sản thì mới thấy cần thiết.

Hiện nay có 5 nhóm dịch vụ quan trọng gồm phân phối, tài chính, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông và vận tải kho bãi. Trong 5 nhóm này cũng cần nghiên cứu xem phát triển nhóm nào trước nhóm nào sau. Theo tôi, cần có một số định hướng để thúc đẩy hoạt động này. Cụ thể, là cần tạo ra xu hướng thuê ngoài đối với các công ty, DN, chuyển đổi nhận thức từ tự làm sang việc tìm đến các sản phẩm chuyên nghiệp do các công ty dịch vụ cung cấp. Việc này liên quan đến hai chủ thể Nhà nước và nhà cung cấp. Vậy Nhà nước cần làm gì? Nhà nước cần ban hành chính sách phát triển dịch vụ, chuyển từ cấm sang cho phép dịch vụ cung cấp kinh doanh, nỗ lực giảm chi phí gia nhập, đồng thời ban hành tiêu chuẩn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khuyến khích cạnh tranh công bằng, minh bạch. Nhà nước cũng cần áp dụng biện pháp đa dạng hóa đối với DN đang độc quyền cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, tạo điều kiện phát triển các hiệp hội kinh doanh ngành nghề có uy tín, chuyển bớt dịch vụ công sang các loại hình dịch vụ khác. Theo tôi, cần có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường vì hiện thị trường dịch vụ của Việt Nam còn mới và chất lượng dịch vụ thấp, nếu nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì việc mở cửa thị trường cần gắn với tuyên truyền quảng cáo, thiết lập, thu thập, cung cấp thông tin...

Đối với nhà cung cấp có 2 nhiệm vụ. Thứ nhất là tăng cường chất lượng của dịch vụ, linh hoạt điều chỉnh sản phẩm phù hợp từng nhóm đối tượng DN. Thứ hai là các hiệp hội kinh doanh cần xây dựng nguyên tắc về đạo đức kinh doanh của các tổ chức, đơn vị. Thông qua hiệp hội nghề nghiệp kiểm tra tư cách của DN cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng tính kết nối giữa các hội viên để làm thành chuỗi dịch vụ cung cấp sản phẩm đồng bộ ra thị trường.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam: Nên ưu tiên, ưu đãi khi người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế

Các DN ngày càng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, đặc biệt đối với kiểm toán, trong một số trường hợp DN phải thực hiện kiểm toán bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính. Khi DN sử dụng các dịch vụ này, DN sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, kể cả phi phí cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Thuế, từ đó tiết kiệm được chi phí chung cho xã hội.

Ở Nhật Bản, loại hình đại lý thuế ra đời từ năm 1942 bao gồm cả kế toán và tư vấn thuế. Đến nay, trên 93% DN vừa và nhỏ tại nước này thực hiện khai thuế qua đại lý thuế. Ở Nhật Bản có 52.000 cán bộ thuế thì nhân viên đại lý thuế có 72.000 người (chiếm 138%). Ở Hàn Quốc, Hội kế toán thuế công cũng ra đời và hoạt động từ năm 1962. Tính đến nay có 93% tổng số DN, doanh nhân Hàn Quốc sử dụng dịch vụ kế toán, đại lý thuế. Còn tại Việt Nam, danh sách đại lý thuế đủ điều kiện hành nghề có xác nhận của cơ quan thuế địa phương tính đến tháng 3-2016 là 280 DN đang hoạt động tại 32 tỉnh, thành trong toàn quốc và còn 31 tỉnh, thành chưa có đại lý thuế.

Như vậy, muốn tăng trưởng dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế cho DN, phải giải quyết đồng thời các vấn đề như hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho việc hoạt động và phát triển các dịch vụ này, đồng thời có chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích đơn vị, tổ chức sử dụng dịch vụ ví dụ như kiểm toán bắt buộc, sử dụng đại lý thuế bắt buộc và có những quy định ưu tiên, ưu đãi cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế, tạo thuận lợi trong quá trình thực thi.

An Tư (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读