发布时间:2025-01-10 00:11:58 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Doanh thu tăng 25% nhờ trách nhiệm xã hội
Đã qua cái thời DN chỉ cạnh tranh bằng giá cả và sự khác biệt của sản phẩm. Giờ đây, DN còn phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững, phải tính đến việc đồng bộ các yếu tố khi hoạch định chiến lược cạnh tranh của mình, như: Y tế, xã hội, môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học.
Thực tế, theo số liệu khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tiến hành gần đây tại 50 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy, nhờ thực hiện các chương trình “trách nhiệm xã hội của DN” mà doanh thu của các DN này tăng 25%, năng suất lao động tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.
DN thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền vững, thúc đẩy DN thực hiện ngày càng cao các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng. Đồng thời, DN sẽ tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về công ty và làm việc hết mình vì lợi ích chung của “đại gia đình”.
Ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, chất lượng xanh giờ đây thực sự là vũ khí chiến lược vì rất nhiều công ty đang áp dụng nó để cạnh tranh tốt hơn, khác biệt tốt hơn, bảo vệ tốt hơn và chiếm thị phần tốt hơn. Khi tham gia vào quá trình thực thi các quy định về thực hiện trách nhiệm xã hội và tăng trưởng xanh, DN sẽ đạt những lợi ích như nâng cao hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo cơ hội cho DN tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời sẽ giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất của DN.
Một lợi ích đáng kể khác là giúp các DN giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất trong dài hạn là đầu tư, chuyển đổi công nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Việc này cũng giúp DN cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong xu thế ngày càng có nhiều nước thúc đẩy và triển khai các chương trình quốc gia về mua sắm và tiêu dùng xanh như hiện nay.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Rad Kivette, Giám đốc điều hành Quỹ Vinacapital dẫn chứng các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng 55% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho một sản phẩm, nếu DN đó thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; 65% các công ty trong nhóm 500 DN lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn cũng đã kết nối hoạt động quyên góp, ủng hộ người lao động của họ với các hoạt động về nhân đạo; 93% DN lớn nhất thế giới đã công bố các báo cáo về trách nhiệm xã hội dân sự hàng năm của mình.
Cần sự song hành từ Nhà nước
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh DN cho rằng, việc DN thực hiện an sinh xã hội, tăng trưởng xanh sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đây cũng là trách nhiệm từ hai phía DN và chính quyền, cộng đồng xã hội.
Tuy có kết quả khá rõ ràng như vậy nhưng theo ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), cam kết của DN Việt đối với các hoạt động thúc đẩy xanh hóa sản xuất và lối sống còn rất hạn chế; các chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của DN vẫn cần nhiều thời gian để đi vào đời sống, hay được chuyển biến ở một tầm mới.
Nguyên nhân được chỉ ra là do xuất phát từ thực tế hơn 97% DN là nhỏ và siêu nhỏ, còn thiếu nhận thức về nhiệm vụ xã hội, tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó là vốn ít, nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu cả về số lượng, yếu về chất lượng, công nghệ , chưa đủ khả năng tự tiến hành nghiên cứu triển khai hoặc đổi mới công nghệ.
Cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của DN Việt Nam khi thực hiện tăng trưởng xanh, ông Trần Nhật Tân, Phó trưởng Phòng nghiên cứu, Trung tâm thông tin Vibiz cho biết, khảo sát của Trung tâm cho thấy, 70% DN chưa biết đến chứng nhận xanh Việt Nam; 51,3% DN không quan tâm đến biến đổi khí hậu; 62% DN không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh; 89,3% DN không nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh; 69,5% DN cho rằng, chi phí chuyển đổi mô hình sản xuất sang sản xuất sản phẩm sạch rất cao; 50% DN thiếu công nghệ và nhân lực để thực hiện tăng trưởng xanh.
Phân tích về góc độ đầu tư của DN khi thực hiện tăng trưởng xanh, TS. Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, một trong những nguyên nhân là chính sách ban hành còn chậm, không theo kịp mức độ phát triển tiến bộ chung của khoa học, công nghệ, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Nhiều chính sách chưa đủ sức thúc đẩy DN đầu tư vào tăng trưởng xanh. Đặc biệt, sự hỗ trợ nguồn lực còn hạn chế. Nhiều chính sách chưa đủ sức thúc đẩy các DN bỏ vốn đầu tư vào tăng trưởng xanh. Các công cụ tài chính chưa linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu của DN.
相关文章
随便看看