Đồng Yên giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 20 năm
Mặc dù kinh tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng đã có nhiều dấu hiệu phục hồi sau tâm điểm của đại dịch Covid-19,ĐồngYêngiảmsâutronglịchsửxem bóng đá trực tuyến kênh 88 tuy nhiên tỷ giá của một số đồng tiền chủ chốt trên toàn cầu có xu hướng giảm điểm trong thời gian gần đây bất chấp nỗ lực phục hồi của các Chính phủ, đồng Yên cũng không ngoại lệ.
Tính đến cuối năm 2021, đồng Yên đã giảm 11,6% so với đồng USD. Tiếp tục xu hướng đó, trong tháng 4/2022, đồng Yên tiếp tục giảm gần 6%, trong đó có những phiên giao dịch với mức giảm sâu kỷ lục. Ví dụ, trong phiên giao dịch ngày 13/4, giá trị đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002 với 1 USD đổi 126 Yên. Ngày 27/4/2022, giá trị của đồng Yên tiếp tục giảm sâu hơn với 1 USD đổi 129,4 Yên, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương (NHTW) ở các nền kinh tế lớn khác đang thắt chặt và sẽ tiến hành các hoạt động mua trái phiếu lãi suất cố định mỗi ngày. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, đồng Yên đã giảm 12,8% so với đồng USD.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá của đồng Yên chính là sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhật Bản với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Trong khi các nền kinh tế phát triển điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao và đưa chính sách tiền tệ quay về quỹ đạo trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19 thì Nhật Bản vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi giai đoạn hậu Covid-19.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá của đồng Yên chính là sự khác biệt trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhật Bản với các nước lớn. Ảnh: TL |
Tại Mỹ, với việc lạm phát đạt mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua, trong 5 tháng đầu năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hai lần nâng lãi suất, đưa mức lãi suất hiện tại lên mức 0,75%-1%. Trong 5 tháng đầu năm 2022, NHTW Anh (BoE) cũng đã ba lần điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,25% lên 1%, đẩy chi phí đi vay lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2009 và đưa lãi suất trở lại mức trước Covid-19.
Cũng trong khoảng thời gian đó, NHTW Hàn Quốc cũng đã hai lần nâng lãi suất từ 1% lên 1,5% - mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2019 nhằm kiềm chế lạm phát đang cao gấp đôi mục tiêu 2% của Chính phủ.
Trong khi đó, NHTW Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ với hai trụ cột chính là lãi suất âm (-0,1%) và chương trình mua trái phiếu chính phủ (TPCP) không hạn chế, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu lạm phát 2% trong trung hạn được ban hành trong năm 2021.
Ngoài ra, lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm cũng được duy trì ở mức khoảng 0%. Trong cuộc họp chính sách vào tháng 4/2022 BOJ vẫn giữ nguyên chính sách trên. Chính khoảng cách khá lớn trong điều hành chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ dự kiến có thể khiến đồng Yên tiếp tục mất giá so với đồng USD trong thời gian tới.
Hệ quả của đồng Yên sụt giảm
Nếu như trước đây đồng Yên yếu được coi là yếu tố thuận lợi cho nền kinh tế Nhật Bản thì giờ đây đã trở thành một điểm bất lợi khi tác động nhiều tới tình hình "sức khỏe" tài chính của hộ gia đình và gây khó khăn lớn cho các nhà hoạch định chính sách.
Theo khảo sát của Reuters với các công ty Nhật Bản vào tháng 11/2021, khoảng 30% số công ty được khảo sát dự kiến lợi nhuận sẽ giảm nếu đà suy yếu của đồng Yên vẫn tiếp diễn. Theo Kiichi Murashima – Nhà kinh tế của ngân hàng Citi, đồng Yên yếu có thể đẩy giá nhập khẩu lên cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô.
Đối với chi tiêu hộ gia đình, việc đồng Yên yếu sẽ khiến cho ví tiền của người dân gặp nhiều khó khăn hơn do phải chi tiêu nhiều hơn nhưng hàng hóa thu về thì lại ít hơn. Do đó, sức mua của các hộ gia đình cũng sẽ giảm sút. Tiêu dùng hộ gia đình giảm lần thứ hai trong ba quý xuống 0,1% trong quý 1/2022, giảm so với 2,5% trong quý 4. Ngoài ra, nhập khẩu tăng nhanh hơn khi đạt 3,4% trong quý 1/2022, so với 0,3% trong quý 4/2021.
Các yếu tố trên góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 1 vừa qua khi tốc độ tăng trưởng (quý so với quý) đạt -0,2% trong quý 1/2022, giảm so với 0,9% của quý 4/2021. Đây là lần co thắt thứ hai trong ba quý vừa qua, trong bối cảnh các trường hợp COVID-19 bùng phát trở lại và nhiều cơn gió ngược từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao. Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại nước này đã tăng lên 2,5% vào tháng 4 năm 2022, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014, sau khi tăng lên 1,2% vào tháng 3/2022. Kết quả này cũng đánh dấu tháng thứ 8 liên tiếp của lạm phát hàng năm, với giá lương thực tăng với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm (4% so với 3,4% vào tháng 3).
IMF (4/2022) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm 2022 xuống 2,4% so với mức 3,3% của báo cáo trước đó. Các nhà hoạch định chính sách nước này cũng đã giảm dự báo tăng trưởng GDP năm tài chính 2022 xuống 2,9% từ mức 3,8% được đưa ra vào tháng 01/2022. Trong khi đó, lạm phát cho năm tài chính 2022 đã được điều chỉnh tăng lên 1,9% từ 1,1%. |