【ket qua bong da thuy si】Thu hồi đề án Đổi mới thi cử với hơn 749 tỷ đồng
Để đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi,ồiđềánĐổimớithicửvớihơntỷđồket qua bong da thuy si xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020”.
Trong các ngày 21/5 và 22/5, một số báo điện tử đã đăng các bài viết đề cập đến Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án là hơn 749 tỷ đồng, gồm: Năm 2018 là hơn 344 tỷ đồng, năm 2019 hơn 203 tỷ đồng và năm 2020 hơn 201 tỷ đồng. Việc đầu tư được chú trọng vào công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Trong đó, năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa với tổng cộng sẽ có 126 nghìn câu hỏi thô; sau khi thẩm định kỹ thuật câu hỏi thi sẽ chọn lọc còn khoảng 70.560 câu; số tổ hợp câu hỏi thử nghiệm là 1.544; số đề thi chuẩn hóa là 756…
Sau khi có thông tin từ các báo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo kiểm tra lại nội dung Đề án, xét thấy: Nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, con số hơn 749 tỷ đồng là khái toán cho 3 năm từ 2018-2020; Bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học. Ví dụ: Kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo Đề án.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính.