【nhận định bóng đá cúp c1 đêm nay】Chỉ đào tạo nghề theo hướng thị trường cần
>> Khai mạc Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII
>> Huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhà ở cho công nhân
>> Nâng 'chất' nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động
>> Tạo bước chuyển mạnh trong công tác tài chính công đoàn
Trong ngày làm việc cuối cùng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII diễn ra ngày 26/9,ỉđàotạonghềtheohướngthịtrườngcầnhận định bóng đá cúp c1 đêm nay nhiều nội dung thiết thực liên quan đến đảm bảo quyền và lợi ích người lao động đã được các đại biểu thảo luận, đặc biệt là vấn đề tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến thị trường lao động và việc làm.
Bàn về vấn đề này, đại biểu Lý Hoàng Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, những đột phá về công nghệ đang nảy sinh nguy cơ đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam, do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ. Trong đó, ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm mạnh và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể.
Do đó, công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có nguy cơ bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về lao động trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước Campuchia, Myanmar... và một bên là các robot được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển. Tương tự, trong ngành điện tử, khả năng thay thế công nhân bằng robot tại các tập đoàn đa quốc gia sẽ dẫn tới việc làm của hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng.
Cũng theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của cách mạng 4.0, nhất là các ngành dệt may với khoảng 86%... Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức, cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn.
Cũng theo ông Tùng, khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Ở một khía cạnh khác, dù các cuộc cách mạng công nghệ làm lo ngại về thất nghiệp khi máy móc thay thế con người, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng, tổng số việc làm sẽ không giảm. Lý do vì tự động hoá có thể thay thế con người, nâng cao năng suất đối với những công việc hiện tại đồng thời tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới.
Trước những tác động mà cách mạng 4.0 mang lại, một trong những giải pháp được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại phiên thảo luận là cần chú trọng đào tạo nghề để nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Về vấn đề này, đại biểu đến từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà cả lao động có kỹ năng bậc trung, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới.
Do đó, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực tương lai, đại biểu cho rằng các cơ sở GDNN phải chuyển hướng đào tạo ra những “sản phẩm” là người lao động có năng lực làm việc thay vì đào tạo theo cách cũ, dẫn đến người học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Đồng thời, các trường nghề cũng cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”. Theo mô hình mới này, việc gắn kết giữa các trường nghề với doanh nghiệp cần được đẩy mạnh nhằm hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung như cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực...
Cũng xuất phát từ những thực tế trên, đại biểu đến từ Công đoàn Dệt may Việt Nam đề xuất, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Cùng với đó là tiến hành đào tạo chuyển đổi nghề cho các nhóm lao động thuộc ngành nghề có nguy cơ bị mất việc làm do quá trình đổi mới công nghệ./.
Mai Đan