【soi kèo giải ý】Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127: Băn khoăn xử lý hàng nhập khẩu nhầm lẫn

时间:2025-01-11 17:50:29来源:88Point 作者:Cúp C2

du thao nghi dinh sua doi bo sung nghi dinh 127 ban khoan xu ly hang nhap khau nham lan

Công chức Hải quan Băc Hà Nội kiểm tra mặt hàng tân dược NK. (Ảnh: H.NỤ)

Theo Ban soạn thảo, trong thực tế thương mại quốc tế, việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng do nhầm lẫn trong gửi hàng hóa thường xảy ra. Điều 39 Luật Thương mại quy định: “Bên mua có quyền từ chối hàng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”.

Cũng theo Khoản 4, Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo Công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục NK đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập”.

Hiện nay, tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 127 quy định: “Nhầm lẫn trong quá trình NK, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản với cơ quan Hải quan, được thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận trước thời điểm quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; trừ trường hợp hàng hóa NK là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo Công ước cấm vũ khí hóa học” là một trong những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Ban soạn thảo, để phù hợp với các quy định hiện hành, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127 dự kiến sửa đổi quy định này theo hướng: “Nhầm lẫn trong quá trình NK, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản gửi cơ quan Hải quan trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chấp nhận; trừ trường hợp hàng hóa NK là ma túy, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm NK, tạm ngừng NK”.

Một số ý kiến góp ý của các đơn vị Hải quan cho rằng, về thời điểm chấp nhận nhầm lẫn, tại dự thảo Nghị định đang quy định thời điểm chấp nhận nhầm lẫn là trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Quy định như vậy thống nhất với quy định tại Khoản 4, Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và quy định tại Khoản 4, Điều 29 Luật Hải quan 2014 về thời điểm khai bổ sung mà không bị xử phạt.

Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, quy định thời gian như vậy là quá ngắn. Mặt khác, Khoản 2, Điều 95 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: Cơ quan Hải quan không xử phạt đối với trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng trước thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan; trường hợp từ chối sau thời điểm này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật (việc từ chối có thể có nguyên nhân từ sự nhầm lẫn).

Cục Hải quan Đồng Nai góp ý về vấn đề này cho rằng, thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hiện nay có hai thời điểm cần phân biệt: Thời điểm khai trước thông tin hàng hóa bắt buộc quy định tại Khoản 6 Thông tư 38/2015/TT-BTC và thời điểm khai chính thức và được cấp số. Với trường hợp này, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị sử dụng thuật ngữ thời điểm cấp số tờ khai hải quan để phù hợp với nội dung và thực tế.

Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Đồng Nai, thời điểm này không thống nhất với thời điểm khai bổ sung mà không bị xử phạt tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan). Do đó, khi phát sinh vụ việc khai bổ sung sẽ dẫn đến nhiều tranh cãi hành vi có bị xử phạt không? Do vậy, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Ban soạn thảo xem xét quy định cụ thể đối với hành vi này.

Về thẩm quyền chấp nhận nhầm lẫn, tại Khoản 4, Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Điều 96 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định xử lý việc từ chối nhận hàng không quy định thẩm quyền xem xét chấp nhận nhầm lẫn. Theo đó, khi chủ hàng xác định có nhầm lẫn trong việc gửi hàng hóa, có văn bản gửi cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị của chủ hàng để làm thủ tục cho tái xuất hoặc tiêu hủy, tịch thu của các đơn vị. Theo đề nghị của các đơn vị, để chặt chẽ trong việc xem xét các trường hợp nhầm lẫn cần phải quy định thẩm quyền xem xét chấp nhận nhầm lẫn (Chi cục trưởng/Cục trưởng). Cụ thể, Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị sửa “…được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chấp nhận” thành “được Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc nơi làm thủ tục hải quan chấp nhận”. Việc sửa nội dung như trên là để bao quát điều chỉnh được các trường hợp xảy ra trên thực tế, Cục Hải quan Hải Phòng nêu lí do và đưa ví dụ, hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công thuộc đơn vị được tiếp nhận đăng ký tờ khai đổi với một số lô hàng được lưu giữ tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan khác. Nếu quy định như dự thảo Nghị định sẽ bỏ lọt chủ thể có quyền tiếp nhận và xử lý thông báo nhầm lẫn trong quá trình NK, gửi hàng hóa vào Việt Nam.

Ngoài ra, Hải quan Hải Phòng cũng đề nghị bổ sung sau đoạn “trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan…” nội dung “hoặc quyết định khám phương tiện, hàng hóa”. Để bao quát các trường hợp loại trừ được lỗi cố ý của chủ hàng/người gửi hàng Hải quan Hải Phòng cho rằng, với quy định hiện tại, đối với trường hợp khi có dấu hiệu vi phạm, chủ hàng chưa đăng ký tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan hoặc Đội Kiểm soát Hải quan ra quyết định khám và phát hiện vi phạm, lúc đó người nhận hàng gửi thông báo nhầm lẫn thì không xử phạt được.

Vấn đề liên quan đến danh mục hàng hóa không được chấp nhận là có nhầm lẫn trong việc gửi hàng hóa đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các đơn vị. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 127 thì chỉ hàng hóa là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I trong Công ước cấm vũ khí hóa học thì không được xem xét chấp nhận là nhầm lẫn và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều trường hợp xin tái xuất hàng nhầm lẫn là hàng hóa thuộc danh mục cấm NK. Do vậy, Ban soạn thảo cho biết, để phòng ngừa các trường hợp cố tình đưa hàng cấm vào Việt Nam nhưng sau đó do không NK được thì lại viện dẫn là nhầm lẫn và xin tái xuất, dự thảo Nghị định bổ sung hàng hóa thuộc danh mục cấm NK thuộc loại hàng hóa không được xem xét chấp nhận nhầm lẫn.

Tuy nhiên, sau khi trao đổi, các đơn vị nghiệp vụ cho rằng, hàng hóa thuộc danh mục cấm NK của Việt Nam nhưng không phải là hàng hóa cấm ở nước ngoài nên đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành của Nghị định 127.

Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi tại Khoản 2, Điều 5 “…trừ trường hợp hàng hóa NK là ma túy, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm NK, tạm ngừng NK”. Danh mục hàng hóa cấm NK, tạm ngừng NK bao gồm hàng hóa là ma túy do đó bỏ đoạn “trừ trường hợp hàng hóa NK là ma túy”.

相关内容
推荐内容