Vài năm trở lại đây,ậpcaotừtrồngchanhdacircyhữucơti so nha cai giá một số mặt hàng nông sản bấp bênh, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của nhiều hộ dân. Trước tình hình đó, một số hộ dân ở xã Bình Minh đã liên kết với nhau trồng chanh dây xuất khẩu. Tiên phong là hộ ông Lã Văn Huấn ở thôn 6. Cuối năm 2017, ông Huấn chuyển 7 sào đất trồng điều sang trồng chanh dây hữu cơ. Giống chanh được ông nhập từ Đài Loan với giá 38 ngàn đồng/cây. Để có được vườn chanh dây hiệu quả, ông coi khâu chuẩn bị đất trồng có ý nghĩa quan trọng không kém nguồn giống. Theo đó, ông để đất trắng sạch trước khi trồng khoảng 1 tháng và sử dụng thuốc diệt mối, kiến; làm giàn chắc chắn, đảm bảo an toàn cho cây lúc ra trái hàng loạt.
Liên kết trồng chanh dây, ông Lã Văn Huấn ở thôn 6, xã Bình Minh (Bù Đăng) thu lãi từ 300-400 triệu đồng/vụ
Ông Huấn cho biết: Chanh dây đang được trồng số lượng lớn ở những vùng đất cao, khí hậu mát mẻ, như Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk... Khi trồng thử trên đất Bình Phước, cây cũng xanh tốt và cho trái không thua kém những vùng chuyên canh khác. Vì chăm sóc theo quy trình hữu cơ ngay từ khâu xuống giống nên chi phí đầu tư cao hơn so với thông thường. Bình quân 1 ha chanh dây gồm các khoản, như cây giống, hệ thống tưới tiết kiệm, trụ, dây kẽm, thuê nhân công chăm sóc từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, chanh cho thu hoạch, đạt năng suất từ 100-120kg trái/cây. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chanh cho trái đẹp, hương thơm nồng, vị chua ngọt, năng suất tốt. Ưu điểm của loại cây này là cho thu hoạch quanh năm, thời gian kéo dài 4-5 năm, trong quá trình chăm sóc chỉ cần cắt tỉa những cành già cỗi.
Trước khi trồng, ông Huấn chủ động liên kết với các hộ trong khâu chọn giống, chăm sóc và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Hiện giá bán 30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi từ 300-400 triệu đồng/vụ. Từ cách làm mới này, một số hộ ít đất, gần nguồn nước cũng đang chuyển đổi sang trồng chanh dây để cải thiện nguồn thu. Cách đây 3 tháng, gia đình ông Nguyễn Văn Lo ở thôn 6 chuyển đổi 8 sào điều già cỗi sang trồng chanh dây. Nhờ chăm sóc đúng quy trình theo hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp nên những cây chanh đang cho trái bói đầu mùa. “Ngay từ đầu tôi đã xác định trồng chanh dây sạch theo hướng bền vững. Do đó, tôi chỉ mua phân gà về ủ để bón vườn chanh. Trong vườn, tôi nuôi kiến vàng để diệt sâu hại, hạn chế tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật” - ông Lo chia sẻ.
Là huyện có diện tích cây công nghiệp lớn nên chiến lược phát triển nông nghiệp của Bù Đăng trong những năm tiếp theo là tập trung cho nông nghiệp và hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngành nông nghiệp huyện đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tạo vùng nguyên liệu, xây dựng các chuỗi sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Diện tích điều, cà phê trồng lâu năm cho năng suất thấp đang được nhà nông chuyển đổi, thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng dần qua từng năm.
Từ những lứa chanh dây đạt năng suất cao và cho thu nhập ổn định ở thôn 6, xã Bình Minh, cho thấy trồng chanh dây hữu cơ xuất khẩu đang là hướng phát triển kinh tế nhiều triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với diện tích điều, cà phê già cỗi trước đây. Tuy nhiên, nếu tăng diện tích, tăng sản lượng mặt hàng này nhà nông cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ. Bởi bài học làm giàu từ chanh dây, rồi cũng khánh kiệt vì chanh dây do trồng ra không tiêu thụ được cách đây 5-6 năm trước, hẳn nhiều nông dân ở Bù Đăng vẫn chưa thể quên.
Bảo Đăng