Ông từng nhìn nhận ở Việt Nam có 3 lĩnh vực tiềm năng nhất là công nghệ thông tin,ÔngTrươngGiaBìnhTôitinViệtNamsẽtrởthànhcườngquốcvềnôngnghiệnhận định nữ mexico nông nghiệp và du lịch. Nếu đem lên “bàn cân” so sánh, nông nghiệp xếp vị trí thứ mấy trong các lĩnh vực trên, thưa ông? Nếu được xếp hạng, tôi xếp nông nghiệp là số 1, sau đó mới tới công nghệ thông tin và du lịch. Hiện nay, nhiều nước có nông nghiệp phát triển là “nước nóng” hoặc “nước lạnh”. Họ chỉ có 1% dân số sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam có điều kiện, vị thế rất lớn, sản xuất nông nghiệp không phải tốn điều hòa để làm mát về mùa hè, không phải sưởi ấm vào mùa đông. Chúng ta có cơ hội để có những tập đoàn nông nghiệp hùng mạnh. Tôi tin một ngày nào đó, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về nông nghiệp. Theo ông, đâu là những khó khăn điển hình mà thị trường nông sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt? Thị trường nông sản Việt Nam hiện nay khó khăn thấy khá rõ khi hết đợt “giải cứu” nông sản này lại đến “giải cứu” khác, từ “giải cứu” dưa hấu, thanh long, khoai lang... Vấn đề quan trọng nhất là tìm ra giải pháp để chấm dứt tình trạng này. Tôi cho rằng, muốn vậy, trước hết phải có thông tin đầy đủ, cập nhật cho tất cả mọi người. Thời đại công nghệ 4.0, không có lý gì mà người sản xuất lại không có thông tin về mặt hàng mà họ đang sản xuất. Bên cạnh đó, phải có vai trò của những “đại gia” nông nghiệp để điều tiết những “thương lái quốc gia”. Theo tôi, nông nghiệp cũng không thể tách rời khỏi công nghiệp. Bởi, nếu thiếu nhà máy chế biến thì chắc chắn sẽ phải giải cứu nông sản quanh năm. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp đa phần là tươi sống như rau, củ quả, thủy sản... rất cần mạng lưới hạ tầng vận tải, thậm chí còn cần hơn cả công nghiệp. Cũng chỉ vì không có nhà máy chế biến, không có hạ tầng nên thực phẩm tươi sống mới liên tục bị thua lỗ, phải giải cứu. Nói chung có rất nhiều việc phải làm. Chúng ta phải thấy hết được tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam. Ngành công nghệ thông tin, phần mềm xa lạ thế mà đến nay chúng ta còn có tên tuổi trên thế giới thì không có lý do gì ngành nông nghiệp có tiềm năng và lao động dồi dào như hiện nay lại không thể làm được. | Thời gian qua, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã đem về không ít kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền nông nghiệp Việt Nam? Tôi cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đưa nông nghiệp lên tầm cao mới. Ví dụ, Tập đoàn FPT vừa ký kết hợp tác với “ông vua trứng” ở Nhật Bản (FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng các công nghệ mới phát triển các nhà máy thông minh sản xuất trứng gà tại Nhật Bản và Việt Nam với Tập đoàn ISE Foods, của Nhật Bản-PV). Đơn vị này muốn xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Nhà máy đó sẽ kiểm soát mọi thông số về quả trứng. Theo đó, sau này, một quả trứng sản xuất ra sẽ có thể có đầy đủ các loại vitamin và 1 bữa ăn chỉ cần ăn 1 quả trứng là đủ. Công nghệ đang đi những bước rất xa. Nó có thể giúp chúng ta bước cùng thời đại. Xin cảm ơn ông! Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT : Bộ NN&PTNT sẵn sàng đồng hành cùng DN Sau 40 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng phát huy lợi thế của từng địa phương, vùng miền, gắn theo thị trường từng khu vực. Các sản phẩm của Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia. Chúng ta có những mặt hàng nông sản chủ lực, khẳng định được vị thế trong thị trường quốc tế với 10 mặt hàng XK tỷ USD. Trong đó, tôm, trái cây, cà phê, điều, gỗ XK trên 3 tỷ USD. Thời gian qua, ứng dụng khoa học công nghệ đã mang đến năng suất rất cao.Theo báo cáo, đến nay đã có 818 mô hình quỹ cung ứng nông sản an toàn. Tôi đồng ý rằng, vẫn có sản phẩm bẩn, nhưng cũng có mặt tích cực là nhiều sản phẩm đã XK sang thị trường khó tính như EU. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẵn sàng đồng hành với các DN để cùng nhau phát triển và đem tới những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và XK ra các thị trường khác trên thế giới. Quan trọng là chúng ta phối hợp làm sao thực hiện được các chính sách hiệu quả. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương: “Át chủ bài” để phát triển nông nghiệp là cơ chế Trong đầu tư các lĩnh vực nói chung, nông nghiệp nói riêng, DN cần vốn, đất, nhưng cần nhất vẫn là cơ chế, là những điều mà Chính phủ, Nhà nước cho phép, khuyến khích làm… Đây là vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, tạo điều kiện trong thời gian tới. Về thị trường XK hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng, hiện nay Việt Nam có 6 thị trường XK chính chiếm tới 77% tổng kim ngạch XK gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Asean và EU. Việc lệ thuộc một số thị trường chính là vấn đề phải xem xét. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là điểm tựa để Việt Nam tiến tới đa dạng hóa thị trường. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích cực hỗ trợ các DN tìm kiếm thị trường XK mới. Riêng trong nước, thay đổi quy mô sản xuất là điều rất quan trọng với nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Công ty VietTrace Verified: Cần mô hình ứng dụng của công nghệ blockchain thực tế vào sản xuất nông nghiệp Trong khâu hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ hiện nay, tôi thấy hiện việc ghi chép của nông dân còn nhiều khó khăn. Chúng tôi đang làm app để hỗ trợ nông dân có thể cập nhật thông tin nhanh, bớt ghi chép rườm rà. Blockchain là một phương thức có thể được dùng trong các mô hình nông nghiệp và mang lại tính ứng dụng khá cao. Tuy nhiên hiện nay, tính ứng dụng của công nghệ blockchain vào sản xuất nông nghiệp hầu như chỉ là mô hình demo chứ chưa có mô hình thực tế cụ thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi cần một mô hình công nghệ thật tốt để liên kết với nông dân và áp dụng tính thực tiễn của nó vào sản xuất một cách hiệu quả nhất có thể. Ông Võ Văn Quang, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á: Công nghệ không những là cơ hội cho DN mà còn dành cho các ngân hàng Năm 2009 Ngân hàng TMCP Bắc Á bắt đầu đầu tư cho Tập đoàn TH để chăn nuôi bò sữa. Thực tế, các ngân hàng đều rất ngại cho các DN về nông nghiệp vay vốn vì trước đó nhiều DN nuôi bò sữa đã bị thất bại, kể cả dự án của DN nhà nước. Tuy nhiên, TH đã làm hoàn toàn khác những DN truyền thống. Theo đó, TH đã áp dụng công nghệ Israel - công nghệ tiên tiến về chăn nuôi bò sữa từ khâu trồng cỏ. Kỹ thuật quản lý chăm sóc bò thì áp dụng công nghệ tiên tiến như gắp chíp cho bò để có thể biết tất cả tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, năng suất của bò ra sao. Thời gian đầu, dự án này gặp nhiều khó khăn vì phải đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, số vốn lớn, trong khi đó năng lực tài chính của DN có hạn, quản trị kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng và DN đã cùng hành động trong nhiều khâu quản lý, tìm đầu ra phù hợp... Sau 10 năm, kết quả hiện tại rất tốt. Thị trường sữa TH True Milk đã được chấp nhận cả trong nước và nước ngoài. Qua đó có thể thấy, công nghệ không những là cơ hội cho DN mà còn dành cho các ngân hàng. Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Agricare: Có gì bán nấy thì rất khó làm Để phát triển nông nghiệp, đầu tiên cần thay đổi toàn bộ thói quen tập quán và tư duy của bà con nông dân. Bởi nếu làm theo kiểu tự cung tự cấp như của bà con nông dân, có gì bán nấy thì rất khó làm. Hiện nay, hàng nông sản Việt làm ra có giá thành quá cao, không cạnh tranh được trên thị trường thế giới, thậm chí chào hàng sang thị trường Trung Quốc còn bị chê đắt. Ngoài ra, do thiếu công nghệ bảo quản nên DN thường bị rủi ro khi XK. Bởi vậy, cần đặc biệt chú trọng vấn đề ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Công nghệ hiện nay đang có 3 nguồn là NK, các nhà nghiên cứu trong nước từ các viện, các trường và từ các nhà nghiên cứu, chế tạo không chuyên. Việt Nam cần có hành lang pháp lý tốt nhất cho việc ứng dụng công nghệ, nhất là ưu tiên công nghệ sáng chế trong nước. Đức Quang (ghi) | |