Đến 4/10, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 8,95% | |
Nhiều tổ chức tín dụng “quay lưng” với dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch | |
Tín dụng cho BOT giao thông: Ngân hàng phải tính toán và quyết tâm cao |
Tín dụng cho bất động sản vẫn đang khá lớn ở các ngân hàng thương mại. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Theo báo cáo vừa gửi đến Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8 khóa XIV, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.
Nhưng đáng chú ý, báo cáo của cơ quan này cho biết, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%; tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%. Ước đến tháng 9/2019, tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Như vậy, tín dụng bất động sản, chứng khoán đã bất ngờ tăng khá mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ siết chặt tín dụng trong các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT...
Thống kê từ báo cáo tài chính của một số ngân hàng cho thấy dư nợ cho vay bất động sản đều khá cao. Ví dụ như tại VPBank, 9 tháng năm 2019, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản lên tới 28.156 tỷ đồng, tăng hơn gần 5.000 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Techcombank cho thấy dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đạt mức 26.723 tỷ đồng. Sacombank cũng có số dư cho vay lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả cho vay cá nhân mua bất động sản) đạt 30.853 tỷ đồng…
Cũng theo báo cáo, đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.