【bong fa so】Yêu cầu cấp thiết trong nền kinh tế số
“Tổng cục Hải quan,êucầucấpthiếttrongnềnkinhtếsốbong fa so Bộ Tài chính đang tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), kịp trình các cấp trong tháng 9/2019...” - ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan chia sẻ.
Xu thế tất yếu bắt nhịp cách mạng 4.0
Ông Âu Anh Tuấn cho biết, TMĐT là xu hướng tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0 của các nước trên thế giới và Việt Nam không thể đứng bên ngoài sự phát triển này.
Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) của Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2017 – 2019 đạt từ 25% đến 30%. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta có độ mở cao với việc thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do, kim ngạch XNK đã vượt mốc 400 tỷ USD/năm và đạt mức tăng trưởng hơn 15%/năm…
Ông Tuấn cho biết thêm, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK là cần thiết, cấp bách trong thời điểm hiện nay. Do đó, tại Quyết định 1254/QĐ-TTg (ngày 26/9/2018) về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng “Đề án quản lý hoạt động TMĐT tử đối với hàng hóa XNK”.
Tạo dựng pháp lý TMĐT với hàng hóa XNK
Cũng theo lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan, để đáp ứng được nhu cầu quản lý hoạt động giao dịch TMĐT, dự thảo đề án đề xuất mô hình hoạt động và phương thức quản lý đối với 2 loại hình chính tại Việt Nam.
Một là, hoạt động TMĐT mà người mua thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam, không phân biệt đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.
Hai là, áp dụng quản lý đối với hoạt động TMĐT mà doanh nghiệp kinh doanh TMĐT thực hiện vận chuyển hàng về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam trước khi người mua hàng thực hiện đặt hàng trên các trang TMĐT. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.
Hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay đang chịu sự quản lý của Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 thì việc quản lý hoạt động TMĐT nói chung đang được Chính phủ giao Bộ Công thương là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện; việc quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa đang được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính.
Về giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK, dự thảo đề xuất áp dụng với 3 đối tượng tham gia giao dịch chính là người mua được hưởng các chính sách về thuế, KTCN; người bán; chủ hàng hóa tại kho ngoại quan.
Để đảm bảo việc quản lý các đối tượng tham gia giao dịch nêu trên, đồng thời tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển tại Việt Nam, dự thảo đề án đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể:
Đối với nhóm giải pháp liên quan đến việc thông quan nhanh hàng hóa, dự thảo đề án đề xuất thực hiện 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, cần phải xây dựng các thủ tục hải quan, thủ tục KTCN nhằm kiểm soát được hàng hóa nhưng giảm thời gian, thủ tục cho người khai hải quan. Để triển khai được nhiệm vụ này, cần thiết phải xây dựng một nghị định quy định về quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa qua biên giới nhằm quy định về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế... Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống nhằm quản lý được hoạt động TMĐT.
Đối với nhóm giải pháp liên quan đến KTCN, cần có quy định về việc miễn KTCN, cấp giấy phép đối với hàng hóa phải KTCN trong trường hợp có trị giá hải quan từ 1 triệu đồng trở xuống; có trị giá hải quan trên 1 triệu đồng nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa được miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm, miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.
Đối với nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thuế, dự thảo đề xuất, hiện nay do chưa có hệ thống để tiếp nhận, lưu giữ, xử lý dữ liệu liên quan đến giao dịch TMĐT nên các khách hàng khi thực hiện mua hàng qua các sàn giao dịch TMĐT, các website điện tử bán hàng vào thời điểm hàng hóa được giảm giá nhưng khi về đến Việt Nam cơ quan hải quan không có căn cứ để tính thuế trên trị giá hàng hóa đã giảm mà tính theo nguyên giá của hàng hóa, như vậy không phản ánh được đúng trị giá giao dịch của hàng hóa.
Do đó, cần có quy định cụ thể về việc chấp nhận trị giá giao dịch qua TMĐT là trị giá thực của giao dịch để thực hiện tính thuế với điều kiện các thông tin về giao dịch TMĐT được gửi đến Hệ thống quản lý hàng hóa giao dịch TMĐT./.
Hải Linh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Flag hoisted to mark ASEAN’s 50th anniversary
- ·TP. Huế phát động cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế
- ·Đua nhau bắt đáy, thị trường đảo chiều ấn tượng
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Ý tưởng tuyệt vời!
- ·Danh sách tuyển Đức dự World Cup 2022: Tiếc cho Marco Reus
- ·Gửi tâm tình qua từng trang sử đẹp
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Bellingham và Anh đắt giá nhất World Cup 2022
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Một ngày ở cửa khẩu Mộc Bài
- ·Video bàn thắng Bình Dương 1
- ·Eurocapital đầu tư vào NTEA Group
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Tin bóng đá 4/11: MU ký Frimpong, PSG lấy Martinelli
- ·Nhận định bóng đá Barca vs Almeria, 3h ngày 6/11
- ·Ra mắt sách “Hàm Nghi
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Đạo diễn Victor Vũ công bố dự án phim mới “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu”