【u19 chau au】Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 17:04:43 评论数:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,ấtkhẩugạovàbàitoánnângcaochuỗigiátrịu19 chau au5 triệu tấn

Xuất khẩu gạo liên tục lập nhiều kỷ lục mới. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với năm 2023. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Trong đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường chính như: Philippines, Indonesia, Malaysia… đều tăng trưởng cao ở mức hai con số. Bình quân quý I năm nay, giá xuất khẩu đạt 654 USD/tấn, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 15 ngày đầu của tháng 4/2024, xuất khẩu gạo đạt 512 ngàn tấn, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2023. Hạt gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất, từ nền sản xuất lúa gạo sang kinh tế lúa gạo.

Kết quả này được ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định là do các doanh nghiệp đã tận dụng được nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường truyền thống đang có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị
Xuất khẩu gạo liên tục lập nhiều kỷ lục mới

Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu. Và xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch.

Nhưng kỳ tích lúa gạo đã qua và vinh quang trong hiện tại không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công mới trong tương lai. Xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng người trồng lúa vẫn chưa giàu.

Những bất cập trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo từ đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ có được tháo gỡ nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đã được nhận diện, phân tích qua nhiều nghiên cứu từ thực tiễn như chưa xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, chưa có nhiều thương hiệu mạnh. Việc đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức; khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao.

Bên cạnh đó, tư duy sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi chưa được chuyển đổi theo hướng thị trường và bền vững. Thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích trong chuỗi giá trị.

Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, phải làm sao sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Cùng với đó phải đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường, nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, nâng giá thành sản xuất.

Đồng thời phải xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay. Định hướng nông dân và thương nhân tăng cường công tác bảo quản, chế biến đáp ứng các quy định nhập khẩu của các thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc.

Từ đầu tháng 3/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững. Theo tinh thần chỉ thị, ngành hàng gạo từng bước nâng cao giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, nhiều doanh nghiệp và địa phương chú trọng các sản phẩm gạo chất lượng cao.

Có thể nói rằng, việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu, phát triển các ngành công nghiệp sau gạo, thương hiệu hóa sản phẩm... chắc chắn ngành hàng lúa gạo có giá trị gia tăng gấp nhiều lần.

Nông dân đang cần tập hợp lại cùng với các doanh nghiệp đủ mạnh phát triển sản xuất theo các chuỗi giá trị được quản lý từ đầu vào đến đầu ra. Vị thế của một cường quốc số 1 thế giới về xuất khẩu không phải không cần, nhưng quan trọng hơn là những giá trị mà nó mang lại cho toàn chuỗi sản xuất.

最近更新