您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq vong loại euro】Trả giá đắt vì xâm hại loài rùa 正文

【kq vong loại euro】Trả giá đắt vì xâm hại loài rùa

时间:2025-01-26 01:06:49 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Gia tăng cơ hội tới thị trường quốc tế bằng chính sách bảo vệ động vật hoang dã 50 CBCC Hải quan tha kq vong loại euro

Gia tăng cơ hội tới thị trường quốc tế bằng chính sách bảo vệ động vật hoang dã 50 CBCC Hải quan tham gia lớp tập huấn chống buôn bán trái phép động,ảgiáđắtvìxâmhạiloàirùkq vong loại euro thực vật hoang dã
Trả giá đắt vì xâm hại loài rùa

Vụ việc diễn ra vào giữa năm 2023, đối tượng H. và con dâu là C. khi đi du lịch tại Côn Đảo đã hỏi tài xế taxi muốn mua trứng vích. Người lái xe này đã tìm đối tượng bán và vận chuyển 5 quả trứng vích cho H. và C. Vụ việc bị phát hiện khi các vị khách du lịch này ra máy bay rời Côn Đảo thì An ninh sân bay phát hiện các hiện vật hình tròn nghi là trứng vích và báo với cơ quan chức năng để xử lý. Tòa án đã tuyên phạt H. và C. lần lượt 500 và 550 triệu đồng, tài xế taxi lãnh 1 năm tù hưởng án treo và người bán trứng vích bị phạt 1 năm tù.

Đó là cái giá quá đắt cho những kẻ xâm phạm loài động vật quý hiếm này. Đã có nhiều vụ việc được xét xử liên quan đến việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển xuyên biên giới loài rùa diễn ra thời gian qua nhưng nhiều người vẫn chưa học được những bài học đắt giá vì thói quen tiêu dùng lệch lạc về những sản phẩm động vật quý hiếm.

Điều đáng nói, hiện trên nhiều trang web của một số bệnh viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp thực phẩm và du lịch lại có nhiều bài viết giới thiệu về công dụng của thịt rùa. Các trang như: suckhoe...vn; vi...com; bvnguyen...vn; vieny...com; viettra...com... đều có những bài viết giới thiệu về công dụng của thịt rùa. Những bài viết này còn cổ súy cho việc sử dụng thịt rùa với các công dụng mang tính sinh lý, quý giá. Trong khi các bài viết không hề thông tin về việc hầu hết loài rùa hiện nay đều trong danh sách được bảo vệ.

Theo nghiên cứu của Chương trình bảo tồn rùa châu Á từ năm 2021, có tới 23/26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa Việt Nam thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm. Hiện nay, tất cả các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam đều được bảo vệ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Trong đó có 8 loài (theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP) được bảo vệ mức cao nhất với hành vi vi phạm có thể bị phạt tù tối đa đến 15 năm, phạt tiền đến 15 tỷ đồng.

Nhìn thẳng thực tế, nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm của không ít người dân còn hạn chế. Nhiều người có thói quen sử dụng sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm mà không nhận thức được đó là vi phạm pháp luật, hoặc coi thường pháp luật đã tự đưa mình vào vòng lao lý. Trong khi đó, có cả cả tổ chức là đơn vị nghiên cứu, cá nhân là bác sĩ đã thông tin một cách thiếu thận trọng về các bài thuốc hay món ăn, vô tình cổ súy cho việc sử dụng sản phẩm động vật quý hiếm mà không tính đến những hệ lụy của thông tin. Do đó, ngoài việc cần xử nghiêm các trường hợp vi phạm để làm gương, cơ quan hữu quan cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền văn hóa tiêu dùng, bảo vệ thiên nhiên để tránh những vụ việc phải trả giá đắt như trên và mục tiêu cuối cùng là bảo vệ tốt hệ sinh thái, môi trường sống của chính chúng ta.