【xếp hạng bóng đá trung quốc】Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng?
Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng,Điềuchamẹnênlàmngaykhiconhaylolắngcăngthẳxếp hạng bóng đá trung quốc căng thẳng?
Bích Ngọc(Dân trí) - Trong cuộc sống hiện đại, con người dễ trở nên lo lắng. Không chỉ người trưởng thành dễ gặp phải những vấn đề tâm lý, ngay cả trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị rối loạn lo âu.
Làm thế nào để cha mẹ nhận ra con mình đang lo lắng, căng thẳng? Cha mẹ có thể làm gì để giúp con? Bác sĩ tâm lý người Anh Amanda Gummer đã chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ có thể hỗ trợ con.
Trẻ em cũng có thể lo lắng, căng thẳng
Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ dễ bồn chồn, lo lắng bởi trẻ muốn nhận được sự quan tâm của người lớn. Trạng thái tâm lý bất ổn ở trẻ rồi sẽ nhanh chóng trôi qua.
Nhiều người khác lại cho rằng trẻ nhỏ hiện nay sử dụng điện thoại nhiều, liên tục vào mạng, không ngừng so sánh bản thân với người khác nên dễ bị căng thẳng. Quả thực, điện thoại và mạng xã hội cũng là một lý do khiến thanh thiếu niên dễ gặp phải các vấn đề tâm lý, nhưng đó không phải là lý do chính yếu.
Lý do quan trọng hàng đầu chính là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên còn ít kinh nghiệm sống nên dễ lo lắng, căng thẳng, khi phải đối diện với các áp lực đến từ việc học tập, gia đình, đời sống.
Ngoài ra, môi trường giáo dục trong gia đình cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu cha mẹ hay lo lắng, dễ căng thẳng, trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Những dấu hiệu nhận biết
Trạng thái lo lắng có thể biểu hiện thông qua hành vi hoặc thể chất. Trẻ có thể hay bị đau bụng không rõ nguyên do hoặc có những cơn cáu giận khó hiểu. Cha mẹ cũng nên chú ý tới thói quen ngủ của trẻ, xem trẻ có khó vào giấc không, có hay gặp ác mộng không.
Những dấu hiệu quan trọng khác bao gồm: né tránh hoạt động tập thể, hay tỏ ra khó chịu, ngại các sự kiện tập trung đông người. Qua thời gian, cha mẹ có thể nhận thấy sức học của con bị giảm sút hoặc thậm chí con tỏ ra không thích đến trường.
Trạng thái lo lắng, căng thẳng có thể gây ra những hiện tượng rất cụ thể xét về hành vi và thể chất ở trẻ. Cha mẹ nên quan tâm nếu con nói con hay bị đau đầu, đau bụng hoặc mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.
Ngoài ra, bé trai và bé gái cũng có cách phản ứng khác nhau khi bị căng thẳng. Bé trai sẽ trở nên dễ cáu giận, hay khó chịu; bé gái sẽ trở nên khép kín, hay buồn, khó tính, cầu toàn.
Cha mẹ nên tiếp cận vấn đề thế nào?
Tiếp cận trẻ khi thấy trẻ lo lắng, căng thẳng đòi hỏi sự nhạy cảm và thấu hiểu. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy chơi cùng con. Khi trẻ vui vẻ và cảm thấy an toàn, trẻ có thể sẽ cởi mở chia sẻ. Nếu con đang học tiểu học, cha mẹ hãy đối thoại đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, đặt ra những câu hỏi mở kiểu như: "Con thấy thế nào khi đến trường?".
Khi nghe con nói, cha mẹ đừng vội vàng phán xét, hãy tạo cảm giác an toàn cho trẻ được bộc lộ hết những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Cha mẹ cũng có thể trò chuyện theo kiểu vạch ra những tình huống giả định và hỏi xem con cảm thấy thế nào, xử lý ra sao trong những tình huống đặt ra.
Với thiếu niên, cha mẹ nên tôn trọng sự riêng tư của con, đừng xâm phạm vào những gì thuộc về quyền riêng tư của con. Hãy để con cởi mở chia sẻ khi con sẵn sàng. Cha mẹ chỉ cần giúp con nhớ rằng cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con, khi con muốn tâm sự.
Cha mẹ hãy quan tâm tới xúc cảm của con, đừng vội coi những xúc cảm và suy nghĩ của con là chuyện nhỏ rồi gạt đi, bởi đối với trẻ, đó có thể là những chuyện lớn. Do con chưa có nhiều kinh nghiệm sống, nên cách nhìn nhận còn hạn hẹp, con dễ trở nên lo lắng vì những chuyện nhỏ. Cha mẹ lắng nghe con là giải pháp quan trọng đầu tiên.
Ngoài ra, cha mẹ cần thống nhất với con về thời gian sử dụng điện thoại, khuyến khích con luyện tập thể chất, ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cũng nên cởi mở chia sẻ về chính mình, để con hiểu rằng ngay cả những chuyện lớn lao, những xúc cảm dữ dội rồi cũng sẽ thay đổi.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể chia sẻ với con về sự ra đi của người thân, chẳng hạn: "Mẹ từng cảm thấy suy sụp khi bà ngoại của con qua đời, nhưng bây giờ, mẹ đã dịu lòng lại và cảm thấy bình an, ấm áp mỗi khi nhớ về bà".
Dù vậy, cha mẹ đừng coi con là đối tượng để chia sẻ mọi chuyện, mọi xúc cảm. Con cần cha mẹ bảo vệ an toàn, hỗ trợ tâm lý, con không thể là bạn tâm tình của cha mẹ.
Làm thế nào nếu con không muốn đối thoại?
Đừng bắt con đối thoại khi con không muốn. Thay vào đó, hãy khuyến khích con thực hiện những việc giúp con thư giãn, như tập luyện thể chất, vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc êm dịu... Hãy tạo nên không khí thân mật, ấm áp trong gia đình để các thành viên cởi mở chia sẻ cảm xúc mà không sợ bị phán xét.
Cha mẹ cần nghiêm khắc cấm việc anh chị em trong nhà hoặc họ hàng chế giễu xúc cảm của con.
Đối với thiếu niên, áp lực trưởng thành, hoàn thiện bản thân có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, cha mẹ đừng quá nghiêm khắc khi con phạm lỗi. Khi cha mẹ có sai sót, sơ suất gì, cha mẹ có thể cởi mở chia sẻ với con, cho con thấy cách cha mẹ xử lý vấn đề trong sự bình tĩnh và linh hoạt.
Trạng thái lo lắng là vấn đề tâm lý hay cảm xúc nhất thời?
Có sự khác biệt giữa việc cảm thấy lo lắng nhất thời và thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng. Đôi khi trẻ cảm thấy lo lắng là chuyện bình thường. Lúc này, cha mẹ hãy giúp trẻ học cách tư duy logic, giữ vững tâm lý, bình tĩnh hành động. Khi có kỹ năng tốt, trẻ sẽ dần bớt căng thẳng khi gặp phải các vấn đề.
Dù vậy, nếu trạng thái căng thẳng gia tăng về cường độ, xảy ra liên tục và kéo dài, trẻ có thể cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.
Một đứa trẻ hay một thiếu niên hay lo lắng, căng thẳng vẫn có thể trở thành một người trưởng thành vững vàng, bền bỉ, nhẫn nại, nếu trẻ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cha mẹ, để dần tự cân bằng tâm lý.
Cha mẹ hãy dạy con cách xử lý trạng thái lo lắng, căng thẳng, chẳng hạn như tập hít thở sâu để điều hòa tâm trạng. Sau đó, con hãy làm việc nhà hoặc vận động để phân tán sự căng thẳng. Khi đã bình tĩnh lại, con sẽ bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề. Những điều này tuy đơn giản, nhưng có tác dụng lớn trong việc giúp trẻ dần có được tâm lý cân bằng, vững vàng trong hành trình trưởng thành.
Theo Daily Mail下一篇:Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
相关文章:
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Bắt nguyên chủ tịch, cán bộ địa chính xã ở Nghệ An làm giả hồ sơ đất
- Lái xe khách đâm vào vách núi khiến 15 người chết nhận 9 năm tù
- Hãng tàu nước ngoài chiếm 40% vận tải nội địa
- Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- Phán quyết số phận biệt thự ở Tam Đảo từng thuộc về Trịnh Xuân Thanh
- Khen thưởng doanh nghiệp nộp thuế trên 1.000 tỉ đồng
- Bắt quả tang 7 cặp đôi mua dâm 1
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô lĩnh án 12 năm tù
相关推荐:
- Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- Nhắc chuyện ‘sâu làm rầu nồi canh’ trong dự án cao tốc 34.000 tỷ
- Buôn lậu hàng ngàn chỉ vàng từ Campuchia về Việt Nam, trốn nã 4 năm không thoát
- DPM đặt kế hoạch lợi nhuận 1.890 tỷ đồng năm 2013
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Khởi tố bị can vụ đâm chết người vì mâu thuẫn cá nhân ở Tuyên Quang
- Tổng giám đốc làm giả giấy tờ xe, bán cho chủ nợ 800 triệu
- Quảng Nam: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá trên mạng gần 50 tỷ đồng
- Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- Trao tặng TGĐ Ngân hàng Shinhan Kỷ niệm chương
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry