Sáng ngày 10/1 đã diễn ra tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý IV và cả năm 2018" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức. Tại buổi tọa đàm TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR cho biết,Độnglựctăngtrưởngkinhtếtrongnămdựatrênnhữngnềntảnggìbxh hạng 1 anh năm 2018, Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra.
Năm 2019 dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 6,9%.Tăng trưởng GDP cả năm đạt 7,08%, mức cao nhất sau khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm. Tăng trưởng tới từ sự phục hồi vững chắc của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với sự bứt phá của ngành công nghiệp chế tác. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Khu vực này trong năm 2018 xuất siêu khoảng 32,81 tỷ USD (tương đương 14%GDP). Điều này tiếp tục cho thấy vai trò đầu tàu thương mại của khu vực này. Mặt khác, nó cũng chỉ ra điểm yếu của nền kinh tế khi phụ thuộc vào khu vực FDI. Theo báo cáo từ VEPR, dự báo tăng trưởng kinh tế 2019 đạt khoảng 6,9%. Trong đó, quý I tăng trưởng 6,61%, lạm phát 3,25%, quý II tăng trưởng 6,72%, lạm phát 3,72%; quý III tăng trưởng 7,01%, lạm phát 3,10; quý IV tăng trưởng 7,12%, lạm phát 4,28%. TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng: "Động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 dựa trên nền tảng đã có từ các năm trước là chu kỳ kinh tế vẫn đang tiếp tục hồi phục cũng như những nỗ lực từ khu vực doanh nghiệp và sự cải cách của Chính phủ sẽ tạo động lực cho nền kinh tế". Để cơ hội trở thành hiện thực đòi hỏi rất nhiều ở việc cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng lao động trong nước. VEPR cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đăng Duy CCP 'chặn' tội phạm vận chuyển hàng hóa trái phép trên đường biển |